TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B

Thương mại điện tử B2B đang trở thành một xu hướng mới trong những năm gần đây bởi nhiều yếu tố. Một phần do chính phủ thúc đẩy việc chuyển đổi số kinh doanh, một lí do nữa là do tác động lớn của đại dịch Covid-19. Hai điều này kết hợp lại khiến nhiều doanh nghiệp phải bắt đầu chuyển mình, mở rộng mô hình kinh doanh B2B của họ. 

Để có một góc nhìn tổng quan nhất về thương mại điện tử B2B, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

 

1.Thương mại điện tử B2B là gì?

 

Thương mại điện tử B2B là mô hình kinh doanh trực tuyến mà trong đó người mua và người bán đều là các doanh nghiệp. Các giao dịch này đều diễn ra trực tiếp trên sàn thương mại điện tử hoặc website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Trong đó, quá trình từ lựa chọn sản phẩm đến thanh toán đều được thực hiện trực tuyến, không có sự tham gia của con người.

 

2. Ưu nhược điểm của thương mại điện tử B2B cho doanh nghiệp

 

  • Ưu điểm

 

Tối ưu chi phí hoạt động

 

Đây là lợi ích rõ ràng và giá trị nhất của thương mại điện tử B2B đem lại. Doanh nghiệp khi sử dụng TMĐT sẽ có thể giảm thiểu các chi phí liên quan đến nhân viên, văn phòng,… Bởi vì TMĐT hoạt động 24/7 tức bất kể khi nào doanh nghiệp nào mua tìm hiểu hay mua dịch vụ của doanh nghiệp bạn, họ hoàn toàn có thể chủ động mua sản phẩm của bạn mà không cần phải chờ nhân viên bạn tư vấn.

Bạn cũng sẽ giảm thiểu được chi phí cho các nhân viên hoạt động ngoài giờ, tiền điện, nước, internet cho nhân viên để tư vấn bán hàng. 

 

Mở rộng kênh bán hàng

 

Khi bắt đầu kinh doanh TMĐT thì có lẽ bạn cũng sẽ nhận ra rằng đây là một kênh bán hàng khác của bạn. Chỉ khác với văn phòng hay cửa hàng vật lí của bạn ở điểm duy nhất là kênh bán hàng này tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Mà chi phí bạn bỏ ra ít hơn nhiều so với chi phí bạn xây dựng một cửa hàng.

 

Khai thác dữ liệu người dùng

 

Đây là điểm quan trọng nhất cũng như là lợi thế vượt trội nhất mà thương mại điện tử B2B đem lại. Trong thời đại công nghệ số, tất cả các dữ liệu mua sắm của người dùng đều được lưu trữ trực tiếp trên hệ thống. Điều này bạn có thể biết được hành vi, sở thích, sự quan tâm của khách hàng đến từng loại mặt hàng khác nhau như thế nào. Từ đó, có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh thu, hay chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tốt hơn.

Tuy nhiên, điểm này sẽ hơi khó thực hiệu trên mô hình sàn thương mại điện tử bởi vì bạn là đơn vị kinh doanh bên ngoài, khó có thể nắm được các dữ liệu này một cách chính xác, chỉ có thể phụ thuộc vào các sàn.

 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

 

Trải nghiệm rất quan trọng đối với khách hàng. Việc khách hàng có trải nghiệm tốt với dịch vụ của bạn hoàn toàn có thể đem lại doanh thu tốt. Lí do là bởi vì trải nghiệm tốt của khách hàng không chỉ khiến họ mua hàng của bạn, mà còn có thể giới thiệu cho các người khác.

Và đó chính xác là những gì TMĐT mang lại cho doanh nghiệp bạn. Khách hàng khi sử dụng thương mại điện tử sẽ được trải nghiệm một quá trình mua sắm liền mạch, từ tìm kiếm đến mua hàng.

 

Cá nhân hoá

 

Cá nhân hoá chính là xu hướng hiện nay. Người dùng ngày càng tiếp nhận nhiều thông tin trên internet hơn và thói quen bỏ qua những thông tin không liên quan đến bản thân đang dần được hình thành.

 

Vậy nên, việc cá nhân hóa, tức đưa các thông tin liên quan đến từng người dùng đang trở thành một xu hướng phổ biến. Khi áp dụng trên thương mại điện tử thì điều này khiến doanh thu nhiều doanh nghiệp tăng mạnh. Ví dụ như khi các khách hàng của bạn là các nhà phân phối sản phẩm của công ty bạn, đặt hàng trực tuyến qua website sản phẩm A, họ sẽ tự động được giới thiệu sản phẩm A1 hoặc sản phẩm A2 liên quan đến sản phẩm mà họ đã mua. Tại đây, các khách hàng nầy hoàn toàn có thể cân nhắc và suy nghĩ để đặt thêm các phẩm giới thiệu.

 

Điều này tương tự với các sàn, nhưng trong môi trường cạnh tranh như vậy, sàn thương mại điện tử có lẽ sẽ không giới thiệu các sản phẩm của bạn mà giới thiệu các sản phẩm của đối thủ.

 

  • Nhược điểm

 

Chi phí xây dựng thương mại điện tử cao

 

Chi phí có lẽ là vấn đề đầu tiên cần nghĩ tới khi xây dựng kênh bán hàng này. Để xây dựng một website thương mại điện tử bán hàng bạn cần một nền tảng thương mại điện tử ổn định và đầy đủ tính năng từ hiển thị sản phẩm đến mua hàng, cổng thanh toán,… Đương nhiên, chi phí cho một nền tảng có sẵn như này phải bỏ ra là rất đắt nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ như nền tảng Magento phiên bản trả phí tuy sở hữu nhiều tính năng vượt trội như tính năng B2B  lại có chi phí từ 18,000-40,000$.

 

Khó khăn trong việc quyết định mua hàng

 

Đây có lẽ là vấn đề chung của ngành B2B, bởi vì việc chi tiêu của các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và không thể đưa ra được quyết định luôn. Đặc biệt khi mua hàng trên trang thương mại điện tử của bạn thì điều này lại càng khó khăn. Rất khó để các doanh nghiệp có thể tin tưởng nội dung trên một trang web trong khi chưa gặp trực tiếp doanh nghiệp đó.

 

Tạm kết 

 

Vậy phát triển mô hình thương mại điện tử B2B nào phù hợp với doanh nghiệp mình?

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đang thắc mắc nhất trong thời điểm hiện tại. Việc lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử phù hợp rất quan trọng. 

Tại Abaha, chúng tôi nhận ra rằng việc xây dựng một giải pháp đòi hỏi chuyên môn và thời gian (hành trình thiết kế và phát triển bắt đầu thông qua một quá trình khám phá). Với các nhà phát triển giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và được chứng nhận, chúng tôi cam kết sẽ mang tới các giải pháp mới để giúp các doanh nghiệp có thể chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số hóa vào trong mô hình sản xuất đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn tại đây!

 

 

===================

Tham gia cộng đồng Số hóa kênh phân phối, Chuyển đổi số dành riêng cho các CEO tại:

 

Zalo Group: Tại Đây 

Facebook Group: Tại Đây 

Fanpage Facebook: Tại Đây