Top chiến lược kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) hiệu quả!

Top chiến lược kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) hiệu quả!

Thương mại điện tử (TMĐT) đang được mở rộng và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ kinh tế số, đặc biệt, sự ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến cho các doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia, tiếp xúc với nền kinh tế số này. Việc tham gia TMĐT đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể. Trong bài viết này, Abaha sẽ đưa ra cách xây dựng chiến lược phát triển, kinh doanh TMĐT, cùng nhau tìm hiểu ngay!

Phần 1: Tại sao cần có 1 Chiến lược kinh doanh TMĐT?

 

1. Tại sao cần có chiến lược kinh doanh TMĐT

 

Hẳn các doanh nghiệp đều biết để thành lập công ty, phát triển sản phẩm,… hay bất cứ công việc gì đều cần lập kế hoạch cụ thể. Chính vì vậy, việc tham gia thương mại điện tử (TMĐT) cũng cần có chiến lược để xác lập rõ mục tiêu, hoạt động sao cho công việc kinh doanh hiệu quả nhất.

 

Làm sao để đưa ra 1 chiến lược kinh doanh TMĐT hiệu quả nhất, tối ưu nhất. Đầu tiên, hãy thử phân tích những thách thức mà khi kinh doanh TMĐT các doanh nghiệp đều phải đối mặt.

 

2. Thách thức của việc kinh doanh thương mại điện tử

 

a. Cạnh tranh

 

Trong thị trường hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều gia nhập vào nền tảng số, chuyển đổi số mô hình kinh doanh. Nếu 1 doanh nghiệp khác kinh doanh cùng ngành hàng với bạn, họ đã có kênh TMĐT riêng, đòi hỏi bạn phải khác biệt và thu hút hơn. Chính vì vậy, bạn cần có 1 chiến lược kinh doanh TMĐT phù hợp và độc đáo.

 

Với số lượng người dùng lên tới hơn 50%, Thương mại điện tử như “1 miếng mồi béo bở” cho rất nhiều các doanh nghiệp khai thác.

 

b. Chuyển đổi

 

Chuyển đổi là 1 yếu tố rất quan trọng đối với TMĐT. Khi khách hàng truy cập gian hàng TMĐT cuả bạn (Website, Mobile App,…) việc bạn cần làm là thúc đẩy họ mua hàng ngay lúc đó. Theo nghiên cứu thì chỉ có 2-3% khách hàng theo dõi tất cả những gì hiện hữu tại gian hàng online của bạn.

 

Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như tốc độ của Web, App, Cách thức tìm kiếm sản phẩm có dễ dàng không? Việc sắp xếp sản phẩm có thu hút, thú vị không? Và quan trọng là có yếu tố để giữ chân khách hàng ở lại với gian hàng TMĐT của bạn hay không?

 

Phần 2: Xây dựng chiến lược kinh doanh TMĐT hiệu quả

 

Để xây dựng chiến lược kinh doanh TMĐT hiệu quả các doanh nghiệp cần quan tâm đến 4 yếu tố: thị trường, khách hàng, vận hành và Marketing

 

1. Thị trường

 

a. Đối tác phát triển

 

 

Trong việc kinh doanh TMĐT việc tìm kiếm 1 đối tác là vô cùng quan trọng, bạn khó có thể đi 1 mình để “chinh chiến” trên thị trường vô cùng cạnh tranh này

 

Đối tác phát triển bao gồm: đơn vị xây dựng kênh, gian hàng TMĐT; đơn vị logistic; đơn vị thanh toán (payment);….

 

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp thường chọn các Sàn TMĐT hiện nay hoặc tạo cho mình 1 lối đi riêng đó là có 1 Website, App Mobile riêng. Việc đánh giá lựa chọn các Sàn TMĐT hay lựa chọn đối tác xây dựng Website, Mobile App cùng luôn cần được chú trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới 3 yếu tố sau đó là: khách hàng, vận hành và marketing.

 

>>>Tìm hiểu thêm: 3 cách xây dựng Mobile Business App ngay!

 

Đối với đơn vị logistic, TMĐT phát triển kéo theo sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của e-logistic. E-logistic hỗ trợ từ việc giao hàng, từ nới cung ứng đến trực tiếp người đặt hàng, nhiều bên Logistic giữ vai trò thu hộ thanh toán của đơn hàng. Với đặc thù đó là khả năng phân tán hàng hóa nhanh chóng, tần suất mua hàng lớn, thị trường rộng, TMĐT cần phải có đội ngũ giao hàng nhanh chóng.

 

Payment: Hình thức thanh toán online đang vô cùng bùng nổ khi người tiêu dùng ít sử dụng tiền mặt, thanh toán chủ yếu qua ngân hàng online, ví online,…các doanh nghiệp cũng cần cập nhật, tìm hiểu các đối tác về payment để có 1 chiến lược kinh doanh TMĐT hiểu quả nhất.

 

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị tích hợp cả 3 yếu tố trên để doanh nghiệp loại bỏ những khâu tìm kiếm nhưng vẫn có những đối tác đáng tin cậy. Abaha là 1 trong những đơn vị xây dựng Mobile App đồng bộ Web cho doanh nghiệp tích hợp các đơn vị Logistic, Payment lớn. TÌm hiểu thêm TẠI ĐÂY!

 

b. Đối thủ cạnh tranh

 

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh không còn xa lạ gì với bất kể đơn vị kinh doanh nào, đây cũng là 1 yếu tố rất quan trọng để có 1 chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả!

 

Trong quá trình nghiên cứu, có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ từ đó cải thiện tại doanh nghiệp của mình, vận dụng các thị trường ngách để phát triển. Hiện tại các doanh nghiệp lớn, SME hay các đơn vị gia nhập TMĐT cũng khiến thị trường này đông đúc hơn.

 

2.  Khách hàng

 

a. Tập chung vào trải nghiệm khách hàng

 

 

Trải nghiệm của khách hàng là chiến lược phát triển kinh doanh TMĐT trong nhiều năm tới, các doanh nghiệp khi tập trung vào vấn đề này sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu của American Express cho thấy hơn 80% khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm tốt hơn.

 

Bên cạnh đó, tập đoàn Temkin cũng đã nghiên cứu và phát hiện, công ty kiếm được 1 tỷ đô la hàng năm hoàn toàn kiếm được thêm 700  triệu đô la trong vòng 3 năm kể từ khi đầu tư vào trải nghiệm khách hàng (doanh thu tăng 70% trong vòng 36 tháng).

 

Việc tập trung vào trải nghiệm khách hàng sẽ khiến lòng trung thành của họ đối với sản phẩm, thương hiệu của bạn cao hơn, điều này vừa giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số từ những khách hàng cũ, vừa để họ có thể giới thiệu người quen, thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp.

 

Khách hàng của thị trường TMĐT rất chú trọng vào các yếu tố: độ mượt của Web, App; khuyến mãi, voucher,..; minh bạch về hoa hồng, chiết khấu; hay đơn giản chỉ là bạn nhớ tới họ bằng cách gửi thông tin, tin tức về những điều mà họ quan tâm bằng PUSH NOTIFICATION

 

b.  Xây dựng niềm tin khách hàng

 

Niềm tin khách hàng sẽ được xây dựng trên 3 yếu tố chính: yếu tố doanh nghiệp (quy mô, uy tín doanh nghiệp), yếu tố website, Mobile App (thiết kế, độ an toàn của doanh nghiệp), môi trường TMĐT (vận chuyển, thanh toán, pháp luật).

 

Để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải thực hiện những giải pháp như:

 

1. Hiển thị chi tiết thông tin sản phẩm, có phần cảm nhận, đánh giá của những khách hàng cũ đã sử dụng để những khách hàng mới tham khảo.

 

2. Xuất xứ hàng hóa rõ ràng, có giấy bảo hành để xác định đúng hàng chất lượng đến tay người tiêu dùng.

 

3. Doanh nghiệp cần có bảng giá dịch vụ vận chuyển, cách thức giao hàng để khách hàng cảm thấy an tâm và đưa ra quyết định mua nhanh chóng.

 

4. Cam kết các chương trình sau bán như đổi trả hàng nếu do lỗi từ nhà sản xuất, giao hàng miễn phí, hoàn tiền….

 

5. Doanh nghiệp cũng cần có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đảm bảo sản phẩm được đưa lên website TMĐT đạt chất lượng tốt nhất.

 

c. Phản hồi của khách hàng

 

Như đã nói ở trên, xây dựng niềm tin đối với khách hàng rất quan trọng . Khách hàng thường xem đánh giá của những người mua trước để đưa ra quyết định có mua hàng hay không. Hãy thiết lập những chiến dịch thúc đẩy khách hàng để lại những phản hồi, đánh giá cho doanh nghiệp bạn.

 

d. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

 

Hãy giữ chân khách hàng bằng cách cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới họ, tới trải nghiệm của họ. Việc phân hạng khách hàng là điều cần thiết: từ đó đưa ra những chính sách, ưu đãi ở các mức độ, cấp bậc khách hàng khác nhau, vừa kích thích khách hàng mua hàng nhiều hơn, vừa gia tăng được lòng trung thành đối với khách hàng.

 

e. Cá nhân hóa

 

Thời đại 4.0, việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng là vô cùng quan trọng. Rất nhiều bên đa xây dựng trải nghiệm cá nhân hóa trong những dịp đặc biệt như 20/10, kết thúc năm,…đơn giản chỉ là 1 chiến dịch tổng hợp hoạt động, tổng kết và cho khách hàng thấy được họ được quan tâm từ những chi tiết nhỏ nhất.

 

3. Vận hành

 

 

a. Cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán

 

Hiện nay những hình thức thanh toán điện tử đang được sử dụng khá nhiều, thay thế cho việc sử dụng tiền mặt như trước đây. Tại Việt Nam, có 4 hình thức thanh toán điện tử phổ biến đó là thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử và thanh toán bằng các thiết bị di động

 

Để đưa ra chiến lược phương thức thanh toán phù hợp, bạn cần chú ý đến khách hàng của mình là ai. Nếu bạn xác định rằng đối tượng mục tiêu từ 25-40 tuổi, việc cung cấp đầy đủ các phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tùy chọn thanh toán trên thiết bị di động sẽ đem lại hiệu quả tốt. Sau đó, khảo sát hình thức nào đang hoạt động hiệu quả nhất để thay thế bằng những cách hiệu quả hơn.

 

b. Tùy chọn vận chuyển linh hoạt

 

Với sự phát triển của thương mại điện tử, các phương thức vận chuyển cùng ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều đơn vị vận chuyển như ViettelPost, Giao hàng nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), Việt Nam Spot (VNpost / EMS)…. Vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong TMĐT. Đây là cầu nối giúp người mua nhận được sản phẩm mà không cần đến điểm bán. Đây cùng là khâu ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. 

 

c. Trải nghiệm định hướng người dùng

 

Xác định điểm cần tập trung: Các doanh nghiệp cần tìm cách khiến cho khách hàng nhận thức sản phẩm của thương hiệu là cần thiết với họ. Thương hiệu cần xác định một điểm quan trọng và thu hút khách hàng. Hãy ghi nhớ, trước khi muốn khách hàng có thể tin vào điểm tập trung này, bạn cần phải tin vào nó trước.

 

Tạo ra những cái bẫy tâm lý thu hút: Sau khi đã có điểm tập trung, thương hiệu cần tạo ra cái bẫy tâm lý để khách hàng không chủ ý đến hành động, dịch vụ, chức năng nào đó. Apple tiết lộ thông tin sản phẩm để khách hàng tò mò. Facebook cũng là ví dụ cho vấn đề này, có thể kể đến đó là chức năng thông báo có tin nhắn mới như tương tác của họ trên trang của bạn hay hình ảnh bạn được gắn thẻ…. khiến người dùng  phải truy cập liên tục.

 

Khuyến khích các hành động trở thành thói quen: Bước cuối cùng để định hướng cho khách hàng chính là biến hành động của khách hàng trở thành thói quen. Một hành động khi lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành một thói quen. Chính vì vậy, để định hướng khách hàng cần phải liên tục thực hiện điều gì đó biến hành động của họ thành thói quen khó bỏ.

 

d. Đa dạng hóa sản phẩm

 

Đa dạng hóa sản phẩm (Product diversification) là một trong những chiến lược kinh doanh thương mại điện tử nhận được nhiều sự chú ý. Đây là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp để phù hợp hơn với thị trường và xã hội, điều kiện môi trường kinh doanh.

 

e. Thân thiện trên thiết bị di động

 

Các doanh nghiệp hiện nay quyết định lựa chọn Mobile App mang thương hiệu riêng để gia tăng độ nhận diện thương hiệu đồng thời đây chính là phương thức thân thiện nhất với thiết bị di động hiện tại. Đồng thời đánh vào việc sử dụng điện thoại thực tế hiện nay, Mobile App như 1 chiến lược tối ưu cho các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT

 

f. Tầm quan trọng của dữ liệu, data khách hàng

 

 

Dữ liệu khách hàng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp KINH DOANH TMĐT nâng cao trải nghiệm của khách hàng, khiến khách hàng hài lòng hơn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

 

Những dữ liệu này sẽ cho phép doanh nghiệp mang đến cho người mua sắm những trải nghiệm cá nhân tốt nhất. Có nhiều phương pháp để thu thập thông tin của khách hàng, quan trọng đó là cần thu thập thông tin một cách có trách nhiệm.

 

4. Marketing

 

Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử cuối cùng và gần như quan trọng nhất đó chính là marketing. Một chiến lược marketing thương mại điện tử toàn diện cần được thực hiện để đáp ứng những vấn đề bên trong và bên ngoài của website, Mobile App.

 

- Lên kế hoạch Marketing chi tiết

 

- Sáng tạo nội dung thu hút

 

- Re-Marketing – thu hút khách hàng cũ

 

- Tối ưu công cụ tìm kiếm

 

- Mini game – gia tăng trải nghiệm khách hàng

 

Tạm kết

 

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng tới việc lên chiến lược kinh doanh TMĐT hiệu quả. Hiểu được những khó khăn khi nghiên cứu chiến lược, xây dựng chiến lược kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp. Abaha nghiên cứu, xây dựng nền tảng Mobile App mang thương hiệu riêng, kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả cho các doanh nghiệp, đảm bảo tất cả những yếu tố của 1 chiến lược kinh doanh đều được tối ưu. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY!