Tiếp thị đa kênh: Chìa khóa doanh thu cho doanh nghiệp

Tiếp thị đa kênh: Chìa khóa doanh thu cho doanh nghiệp

Tiếp thị đa kênh đã từng là phương thức cạnh tranh hấp dẫn của ngành bán lẻ, nhưng trong thời điểm hiện tại, nó lại là một yêu cầu bắt buộc nếu còn muốn tồn tại, và chắc chắn nó không còn ở trong phạm vi của ngành bán lẻ.

1.Tiếp thị đa kênh là gì?

Tiếp thị đa kênh (Omnichannel) là sử dụng tất cả các nền tảng doanh nghiệp đang sở hữu để tạo ra một trải nghiệm tích hợp đồng nhất cho khách hàng. Tiếp thị đa kênh gồm tất cả các kênh truyền thống lẫn các nền tảng tiếp thị số; của hàng, điểm bán, trải nghiệm trực tiếp.

Tiếp thị đa kênh cần kết nối thông điệp liền mạch, tối đa hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách điều chỉnh theo khách hàng dựa vào hành vi mua hàng của họ. Mỗi kênh sẽ hoạt động cùng nhau tạo ra một tiếng nói, thông điệp chung cho doanh nghiệp.

 

2.Tầm quan trọng của tiếp thị đa kênh

Lợi ích mà tiếp thị đa kênh đem lại

Tiếp thị đa kênh cung cấp cho khách hàng các nền tảng và thiết bị giúp khách hàng tương tác được với doanh nghiệp và ngược lại. Đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng trải nghiệm tích hợp thông điệp đồng nhất trên mỗi kênh và thiết bị.

-          Tăng độ phủ sóng của thương hiệu, tạo nhiều trải nghiệm mua sắm cho khách hàng

-          Tăng hiệu quả quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh

-          Tăng tính cá nhân hóa, bất kì giai đoạn nào trong quá trình mua hàng, khắc họa tệp khách hàng rõ hơn

 3. Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh như thế nào cho hiệu quả

3.1  Lập Channel Map dựa trên hành trình khách hàng

Channel map là 1 bản thảo kế hoạch sử dụng kênh mà mà doanh nghiệp đang sở hữu để đưa khách hàng đi theo đúng hành trình khách hàng. Việc lập channel mapping giúp doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của các kênh, giúp bạn- chủ doanh nghiệp hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa các kênh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn

3 giai đoạn của hành trình khách hàng mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý: Awareness (Nhận thức), consideration (Cân nhắc), Purchase (Quyết định). Sau khi xác định được điều này, hãy lên kế hoạch sắp xếp các kênh nền tảng của mình theo từng giai đoạn để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

3.2 Phân khúc khách hàng để truyền tải đúng thông điệp

Để một chiến lược tiếp thị đa kênh thành công điều quan trọng nhất là tính cá nhân hóa và đánh trúng khách hàng mục tiêu. Sau khi lập được Channel mapping, doanh nghiệp cần đưa khách hàng vào đúng hành trình khách hàng mà bạn đã lập ra. Hãy thu thập thông tin khách hàng của bạn và phân chúng ra thành những tệp nhỏ.

 Bạn cần biết:

  • Thông tin cá nhân: Khách hàng của bạn là ai?
  • Hành vi tương tác: tần suất khách hàng tương tác với các kênh tiếp thị của bạn
  • Hành vi mua sắm: Khách hàng ở giai đoạn nào quá trình mua sắm

Các đặc điểm trên kết hợp sẽ tạo ra những phân khúc khách hàng nhỏ hơn, chính xác hơn. Doanh nghiệp nên thiết lập tính năng tự động để mỗi khi khách hàng thực hiện một hành động nhất định, bạn sẽ thu thấp được dữ liệu để đưa ra được hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, đưa cho họ 1 thông điệp cụ thể, điều này giúp chiến lược tiếp thị đa kênh dễ dàng thành công hơn.

Vậy, điều quan trọng nhất để xây dựng channel map và phân khúc khách hàng là phải thu thập dữ liệu, phát triển hệ thống dữ liệu thông tin đó bằng việc không ngừng đo lường, tối ưu. Có 4 cách cơ bản mà hiệu quả để làm điều này:

Tự đánh giá trải nghiệm của khách hàng

Tự trải nghiệm một giao dịch trên các kênh bán hàng của doanh nghiệp, tương tác với mọi kênh mà doanh nghiệp đang sở hữu. Đứng trên phương diện của khách hàng để trải nghiệm và đánh giá, có thể nhờ người ngoài doanh nghiệp để đánh giá được khách quan hơn.

Thu thập feedback của khách hàng

Yêu cầu khách hàng cho ý kiến phản hồi ở giai đoạn cụ thể trên hành trình khách hàng, sử dụng các khảo sát để đánh giá, đo lường trải nghiệm khách hàng.

Sử dụng máy pos bán hàng đo lường trải nghiệm khách hàng tại điểm bán

Máy pos bán hàng không còn là công cụ quá lạ lẫm đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh offline. Việc sử dụng máy pos giúp đo lường được hành vi khách hàng trên từng mặt hàng dựa vào doanh thu, số lượng sản phẩm đã bán, tồn kho,... Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy pos đồng bộ nhiều kênh tiếp thị khác nhau, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn lựa cho doanh nghiệp của mình.

 

Sử dụng Mobile App để đo lường trải nghiệm khách hàng 

Với sự phát triển của điện thoại thông minh, việc sử dụng Mobile App để đo lường trải nghiệm khách hàng xu hướng thời đại mới. Mobile App giúp tự động lưu trữ lịch sử mua hàng và phân cấp khách hàng. Từ đó, hệ thống thông báo đẩy sẽ gửi tới khách hàng của bạn những ưu đãi, khuyến mãi, hay lời giới thiệu mua hàng phù hợp với họ nhất.

Với Tiếp thị đa kênh sẽ đem lại cho khách hàng một trải nghiệm tích hợp đa kênh tối ưu nhất, đồng thời tạo sự khách biệt đối với đối thủ cạnh tranh. Để nhận tư vấn miễn phí cũng như có giải pháp kinh doanh TMĐT hiệu quả truy cập tại đây.