Tiềm năng kinh tế số và những thực trạng về chuyển đổi số tại Việt Nam
Đến nay, chuyển đổi số không còn là tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu. Điều này có thể thấy thông qua thực tế ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số và ngày càng coi trọng giá trị của của dữ liệu doanh nghiệp
Theo Báo cáo được phát hành bởi AlphaBeta trong khuôn khổ Hội thảo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp của Google tổ chức chiều 18/10/2021 cho thấy, nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030.
Báo cáo đưa ra 8 công nghệ chủ chốt có tiềm năng đóng góp vào nền kinh tế số Việt Nam gồm: Internet di động; điện toán đám mây; dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo (AI); (công nghệ tài chính (fintech); Internet vạn vật (IoT) và viễn thám; robot tiên tiến và chế tạo đắp lớp (Additive Manufacturing).
Các mô hình kinh doanh mới sẽ giúp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí năng suất cho doanh nghiệp. Các công nghệ này có thể tạo nên giá trị kinh tế đáng kể đối với các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Việc áp dụng kỹ thuật số cũng rất thiết yếu để Việt Nam ứng phó và phục hồi trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và sau đại dịch. Bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua công nghệ số và giảm thiểu tắc nghẽn hậu cần (logistics) do gián đoạn chuỗi cung ứng, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát các tác động nghiêm trọng của COVID-19. Ước tính khoảng 70% tổng cơ hội kỹ thuật số của Việt Nam (tương đương giá trị 1,216 triệu tỷ đồng khoảng 52 tỷ USD) có thể xuất phát từ những ứng dụng công nghệ như vậy.
Thực trạng về chuyển đổi số tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định mục tiêu về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặt ra kế hoạch đến năm 2025 Việt Nam là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin.
Theo kết quả của khảo “Thực trạng Chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020 khảo sát trên 400 doanh nghiệp có quy mô vừa và và nhỏ cũng như quy mô lớn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán.
Những ngành diễn ra chuyển đổi số sớm nhất có thể kể đến là: tài chính, giao thông và du lịch. Tuy nhiên, có rất ít tổ chức nhận thức đúng vai trò của chuyển đổi số, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ – lực lượng chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp.
Theo thống kê có 80% – 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Những rào cản đối với quá trình chuyển đổi số có thể kể đến là:
- 17% thiếu kỹ năng số và nhân lực
- 16,7% thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số
- 15,7% thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong công ty
Chuyển đổi số là một hành trình dài và các doanh nghiệp cần phải có những sự chuẩn bị và thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thời đại. Tìm hiểu thêm: Thương mại điện tử và tiềm lực phát triển mạnh mẽ trước, trong và sau đại dịch.
Nguồn: Sưu tầm