Thương mại điện tử, Thương mại di động - Tiềm lực phát triển mạnh mẽ trước, trong và sau đại dịch
Thương mại điện tử đã phát triển như thế nào trong trước, trong và sau khi dịch bùng phát? Tình hình Thương mại điện tử, thương mại di động tại Việt Nam và Đông Nam Á sẽ được khái quát trong bài viết dưới đây
1. Thời đại của Internet và thiết bị di động dẫn đến hành vi mua sắm trực tuyến phát triển
-
Theo báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020” của Google, Temasek và Bain & Company, Trước khi dịch Covid khởi phát, tỷ lệ truy cập Internet trung bình 1 lần/giờ là 24%, nhưng trong giai đoạn Covid 19 con số này tăng lên đến 46%. Sau thời kỳ dịch bùng phát, trong dịch hay thời kỳ bình ổn mới tỷ lệ này có giảm khoảng 12% xuống 34% , tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với trước khi dịch bùng phát
-
Đại dịch cũng là một chất xúc tác, thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, doanh nghiệp,…Thời gian trung bình dành cho mua sắm trực tuyến
+ Thời gian mua sắm trực tuyến trung bình khi dịch Covid khởi phát là 3,7h/ ngày
+ Thời gian mua sắm trực tuyến trung bình trong đại dịch lên đến 4,7h/ ngày
+ Như lượt truy cập Internet, giai đoạn sau thời gian mua sắm trực tuyến có giảm nhưng vẫn ở mức 4,2h/ngày
-
Riêng tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất Đông Nam Á và cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á với 41%
2. Hành vi mua sắm trực tuyến ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp
-
Theo báo cáo trên, 50% tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát ứng dụng cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trực tuyến (bao gồm cả thanh toán trực tuyến)
-
35% tỷ lệ doanh nghiệp triển khai ứng dụng di động triển khai chương trình khuyến mại ngay trên ứng dụng di động
-
53% tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng di động
-> Ảnh hưởng của dịch khiến các doanh nghiệp dần chuyển dịch lên mô hình kinh doanh thương mại điện tử, đặc biệt là sử dụng ứng dụng di động
Lý do:
-
Con số người truy cập Internet được đề cập tại phần 1
-
Trải nghiệm khách hàng: Hiện nay ứng dụng di động (Mobile App) đang đem lại 1 trải nghiệm thích thú hơn so với khách hàng (Giao diện, tốc độ,...)
-
Điều này còn có thể chứng minh vào tốc độ phát triển thương mại điện tử trong năm 2016 và 2019 con số lên tới 30% và năm 2020 do tác động của dịch con số này còn có thể lên tới 35%
3. Website và ứng dụng di động tiết kiệm chi phí
-
Tiết kiệm chi phí quảng cáo: Theo báo cáo: “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020”. Chi phí quảng cáo dưới 10 triệu đồng/năm năm 2019 là 53% và con số này năm 2020 đã tăng lên 57%. Trong khi đó các doanh nghiệp phải tốn chi phí trên 50 triệu chỉ chiếm 12% trong năm 2019 và 10% trong năm 2020
-
Tiết kiệm chi phí nhân sự: Khi mọi thứ được tự động, việc sử dụng nhân sự bán hàng cũng giảm, chưa kể đến việc tốn thời gian cả 2 bên khi phải trao đổi, báo giá, hỏi về chi tiết sản phẩm, trong khi điều này được thể hiện rất rõ ràng ngay trên thiết bị di động của khách hàng
-
Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng: Có rất nhiều doanh nghiệp không cần đến một mặt bằng để xây dựng một cửa hàng, vì đơn giản là họ có 1 gian hàng riêng mà lại tiếp cận được rất nhiều khách hàng ngày cả khi không được gặp mặt
4. Đánh giá kết quả kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp trong bối cảnh Covid 19
-
Tỷ lệ các doanh nghiệp có nhận thấy được có kết quả cao chiếm tới 24%, có hiệu quả chiếm 57%, Hiệu quả thấp 14% và không hiệu quả 4%. Tất nhiên, bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng không thể đem tới hiệu quả 100%, nhưng con số không hiệu quả thực sự là không đáng kể đến so với những con số hiệu quả (có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, hi vọng sẽ có thêm số liệu hoặc 1 bài phân tích của các chuyên gia)
-
51.9% doanh nghiệp có đơn đặt hàng qua website, 21,6% trong đó đã trở thành thành viên(Tập chung trong bán buôn), 47,8% do khách vãng lai đặt (chủ yếu là các doanh nghiệp bán lẻ)
-
Tuy nhiên, có đến 19,4% đơn hàng ảo, không thành công trên tổng số giao dịch. Có lẽ đây cũng chính là vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nói chung
Bên cạnh đó, là 1 số khó khăn về chi phí ảnh hưởng tới việc vận hành website và ứng dụng di động
-
Chi phí đầu tư cho Logistic: mức độ ảnh hưởng 0.82/2 mức trung bình
-
Chi phí thu hút khách hàng (Marketing, khuyến mãi,...): 1.35/2 ảnh hưởng trên mức trung bình, đây là giá trị mà chủ doanh nghiệp cần đánh giá kĩ lưỡng để đưa ra các chiến lược giá sao cho phù hợp nhất
-
Chi phí vận hành website và ứng dụng di động: 1.1/2 đây là chi phí khiến nhiều chủ doanh nghiệp đắn đo có nên bỏ ra chi phí để xây dựng hay không? Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp product với chi phí phù hợp (tham khảo mô hình SaaS)
-
Chi phí đầu tư cho công nghệ: 1.17/2, Như bên trên các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo các đơn vị SaaS
-
Chi phí khác: 0.79/2
Abaha nhận thấy được thực trạng khó khăn còn tồn tại nên đã phát triển theo mô hình SaaS cung cấp nền tàng Business App kinh doanh thương mại điện tử với chi phí rẻ hơn gấp nhiều lần. Tìm hiểu thông tin chi tiết và nhận tư vấn 1:1 tại đây.