THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - “MIẾNG MỒI NGON” NGÀNH BÁN LẺ CẦN KHAI THÁC

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - “MIẾNG MỒI NGON” NGÀNH BÁN LẺ CẦN KHAI THÁC

Thương mại điện tử không còn xa lạ đối với ngành bán lẻ. Nó càng trở nên hấp dẫn hơn khi toàn bộ kênh bán hàng truyền thống phải ngừng hoạt động vì lockdown. Bài viết dưới đây cung cấp những ưu, nhược điểm của các xu hướng kinh doanh thương mại điện tử của ngành bán lẻ hiện nay.

1. Thực trạng thương mại điện tử của ngành bán lẻ

  • Trải qua  thời gian lockdown, các kênh kinh doanh truyền thống của ngành bán lẻ ứ đọng, không thể hoạt động. Ngành bán lẻ và thương mại điện tử tiếp tục trải qua một đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
  • Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính, tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2020 đạt mức 30%, với tổng giá trị hơn 15 tỷ USD.
  • Dịch và Lockdown tác động mạnh mẽ đến ngành bán lẻ nói riêng và toàn bộ ngành kinh doanh nói chung, buộc con người phải nhìn lại và thay đổi cách thức mua sắm, chính điều này là nguyên nhân khiến các nhà bán lẻ cần thay đổi, số hóa kênh phân phối và gia nhập vào “miếng mồi ngon” – Thương mại điện tử.
  • Các kênh thương mại điện tử chủ yếu mà các doanh nghiệp bán lẻ tham gia là các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee,… Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bán lẻ tự mở cho mình một sân chơi riêng, gia nhập thương mại điện tử bằng Mobile App kinh doanh thương mại điện tử.

Vậy kênh nào sẽ đem lại lợi ích nhiều nhất đối với doanh nghiệp bán lẻ?

 

2. Ngành bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử.

  • Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã đưa gian hàng của mình vào các sàn thương mại điện tử lớn. Việc các nhà bán lẻ kinh doanh trên các sàn này có những ưu, nhược điểm như nào? Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử của ngành bán lẻ hay chuỗi bán lẻ

 

  • Ưu điểm:

+  Chi phí khởi tạo gian hàng thấp, phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ, nhỏ. Hiện nay, chi phí để tạo 1 gian hàng trên các sàn thuơng mại điện tử là khá hợp lý với mọi mô hình doanh nghiệp: nhỏ, lẻ,… Vậy nên, việc tạo ra một gian hàng không có bất cứ rào cản nào về chi phí khởi tạo

+ Lượng data có sẵn từ các sàn, khách hàng tự tìm kiếm đến sản phẩm nếu có nhu cầu. Các sàn đều có lượng data nhất định, thậm chí là rất lớn. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng mua sắm online rất nhiều nên việc có một App của sàn Thương mại điện tử trên thiết bị di động là điều rất bình thường.

 

  • Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên, các sàn thương mại điện tử lai có những hạn chế đối với doanh nghiệp như sau:

+ Chi phí khởi tạo thấp, nhưng Mỗi đơn hàng phát sinh đều phải trích khoản phần trăm trên mỗi đơn hàng thành được gọi là phí thanh toán. Phí thanh toán là bắt buộc đối với cá nhân, doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử.

+ Khách hàng là khách hàng của Sàn chứ không phải của doanh nghiệp. Lượng data trên các Sàn là có sẵn, nhưng những data khách hàng này hầu hết là của Sàn, khách hàng sẽ khó nhớ tới, hay trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

+ Tính cạnh tranh cao: Trên Sàn có rất nhiều gian hàng, doanh nghiệp khác nhau kinh doanh cùng loại sản phẩm. Tuy nhiên, vì là khách hàng của Sàn, nên khách hàng chỉ tìm kiếm sản phẩm và gian hàng nào mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn, họ sẽ mua tại đó.

+ Khó khăn trong việc chăm sóc khách hàng cũ: doanh nghiệp bán lẻ không thể lưu data để chăm sóc khách hàng hay kích thích tái mua hàng.

 

3. “Lối đi riêng” với Business App - Ứng dụng di động của doanh nghiệp

  • Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ muốn duy trì kinh doanh mà còn luôn tìm cách để mở rộng, phát triển kinh doanh với nhiều chiến lược. Một phương thức đi cùng với xu hướng của thời đại đó là Business App - ứng dụng di động riêng của doanh nghiệp để gia nhập thương mại điện tử nhanh chóng. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của cách thức kinh doanh thương mại điện tử bằng business app đối với doanh nghiệp bán lẻ

 

  • Ưu điểm:

+ Business App là của riêng doanh nghiệp, data khách hàng cũng là của doanh nghiệp: mỗi khách hàng đăng nhập vào ứng dụng của doanh nghiệp, thông tin đều được doanh nghiệp quản lý, data chính là của riêng doanh nghiệp

+ Tăng nhận diện thương hiệu: ứng dụng di động như bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, có logo, tên giúp khách hàng dễ dàng nhớ tới thương hiệu ngay khi phát sinh bất kì nhu cầu nào liên quan.

+ Tự chủ trong việc chăm sóc khách hàng: phát hành khuyến mãi, voucher phù hợp với từng phân hạng khách hàng khác nhau. Kích thích khách hàng quay lại gian hàng

 

  • Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế riêng

+ Chi phí khởi tạo: Hầu hết các doanh nghiệp muốn xây dựng Business App riêng cho doanh nghiệp đều cần một chi phí khởi tạo nhất định và không phải cách thức xây dựng nào cũng có chi phí phù hợp với ngành bán lẻ.

+ Tìm đối tác xây dựng Business App: một vấn đề trăn trở của các doanh nghiệp hiện nay: Làm sao để có một đối tác xây dựng Business phù hợp nhất? Tối ưu nhất?

 

Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các chủ doanh nghiệp, đồng thời đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp lựa chọn được đối tác hay cách thức xây dựng Business App. Abaha tổ chức Webinar miễn phí: “APP AS A SERVICE cho ngành bán lẻ và chuỗi bán lẻ”
Đăng kí tham gia ngay tại: https://forms.gle/Y9Yz2DsfP96xoUV37