Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Thương mại điện tử (TMĐT) - hẳn là cụm từ không còn xa lạ. Nhắc tới thương mại điện tử, thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Shopee, Lazada,.. Nhưng, thương mại điện tử liệu có chỉ dừng tại đó, bản chất của thương mại điện tử là gì? Những cơ hội và thách thức mà Thương mại điện tử đem lại? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc ấy.

1. Thương mại điện tử là gì?

Theo tổ chức thương mại Thế Giới WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”

Thương Mại điện tử đã và đang là một hình thức kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua.

2. Đặc điểm của Thương mại điện tử

Không gian và thời gian: TMĐT hỗ trợ bạn mua hàng mọi lúc mọi nơi chỉ bằng một cái chạm tay, nhận hàng nhanh chóng.

Chi phí: Thương mại điện tử giúp chủ doanh nghiệp gỡ được nút thắt để tối ưu chi phí

Khả năng liên kết chia sẻ thông tin: Việc nắm bắt thông tin, kết nối với khách hàng trở nên dễ dàng. Vì có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng, thông qua các thiết bị điện tử có kết nối Internet.

3. Các hình thức trong kinh doanh Thương mại điện tử

Có 3 đối tượng tham gia thương mại điện tử đó là: Chính phủ (G), Doanh nghiệp (B), Khách hàng cá nhân (C) tạo ra 9 hình thức chính là: B2B; B2C; B2G; C2C; C2B; C2G; G2G; G2B; G2C. Tuy nhiên, ở Việt Nam đang phổ biến nhất 3 loại hình kinh doanh thương mại điện tử đó là: B2B, B2C, C2C.

B2B (Business to Business)

Đay là mô hình kinh doanh thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Ví dụ như, từ nhà sản xuất tới các nhà bán buôn, bán lẻ,…Đây là mô hình chiếm tới 80% doanh số TMĐT toàn Thế Giới. Để tìm hiểu rõ hơn về mô hình này và phương pháp kinh doanh sao cho hiệu quả, đọc thêm tại đây.

B2C (Business to Customer)

Là một trong những mô hình ra đời sớm nhất, là việc trao đổi, mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tại Việt nam, loại hình này chiếm 94% về số lượng website, đủ thấy nó phát triển như thế nào.

C2C (Customer to Customer)

Hình thức kinh doanh thương mại điện tử này được hiểu đơn giản là việc trao đổi, mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa cá nhân với nhau. Thường ở trên Website, và dưới hình thức là đấu giá trực tuyến hoặc là giao dịch trao đổi

4. Lợi ích, cơ hội của Thương mại điện tử

Lợi ích:

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. Thay vì bỏ ra chi phí cho mặt bằng, nhân công, quản lý,…thì doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một khoản nhỏ để vận hành Website hay Mobile App

Thương mại trở thành công cụ giúp người tiêu dùng, các nhà bán sỉ, bán buôn,..dễ dàng mua hàng, đặt hàng và thanh toán tại mọi lúc mọi nơi

Cơ hội:

Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, kể cả những khách hàng mới, tiềm năng trên toàn cầu. Là một cơ hội cho doanh nghiệp vươn xa ra tầm Thế Giới

Thương mại điện tử yêu cầu doanh nghiệp không ngừng sáng tạo và học hỏi, mang đến chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, đây cũng như một cú hick giúp thị trường thương mại Việt Nam phát triển cùng với các nước trên Thế giới.

5. Thách thức mà thương mại điện tử đem lại

Biến động của thị trường kinh doanh:  Công nghệ ngày càng phát triển, cùng với đó các doanh đều đang vươn mình cố gắng hội nhập Thương mại điện tử trên toàn Thế giới. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật, thay đổi theo xu hướng. Nếu không chắc chắn sẽ bị bỏ lại phía sau và trở thành kẻ thua cuộc trên đường đua kinh doanh khắc nghiệt này.

Chi phí về công nghệ còn hạn chế:  Chi phí đầu tư vào công nghệ, khoa học kĩ thuật luôn luôn là con số nhỏ nhất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bắt buộc các nhà lãnh đạo, người chủ doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, có một tư duy đúng đắn để có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thời đại số này.

Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện: Đây sẽ là một thách thức cho việc xây dựng và áp dụng chính sách trong đó có rất nhiều văn bản hướng dẫn quy định cụ thể cho từng ban ngành, từng lĩnh vực.

Xu hướng Thương mại di động giúp thúc đẩy thương mại điện tử ngày càng phát triển 

Thương mại di động là việc sử dụng các thiết bị cầm tay, không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến, bao gồm mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn. 

Hiện nay, hầu hết ai cũng có một thiết bị di động thông minh có kết nối internet, nên việc thương mại di động phát triển là hết sức dễ hiểu. Việc xây dựng Website, Mobile App như là một điều tất yếu đối với doanh nghiệp.

 

Với mục tiêu cung cấp giải pháp kinh doanh thương mại điện tử, thương mại di động  hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp. Abaha cung cấp nền tảng Business App giúp doanh nghiệp xây dựng kênh phân phối, quản lý data khách hàng, CTV, đại lý,… Giải bài toán hóc búa cho chủ doanh nghiệp khi kinh doanh Thương mại điện tử.

 Nhận tư vấn hỗ trợ trực tiếp tại đây.