Tăng sức cạnh tranh nhờ ứng dụng chăm sóc khách hàng
Doanh nghiệp sở hữu ứng dụng chăm sóc khách hàng giúp tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn, thuận tiện, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp gây dựng nhóm khách hàng trung thành, tăng sức cạnh tranh, gia tăng thị phần. Với đà phát triển của công nghệ, việc chăm sóc khách hàng qua ứng dụng di động trở thành xu hướng.
1. Chăm sóc khách hàng bằng ứng dụng di động
- Bên cạnh các hình thức chăm sóc khách hàng như điện thoại, email, SMS, phương pháp chăm sóc khách hàng qua ứng dụng được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm gắn kết mối quan hệ với khách hàng.
- Trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu cung cấp ứng dụng di động cho hoạt động chăm sóc khách hàng.
- Ứng dụng cho phép doanh nghiệp truyền tải thông tin nhanh chóng đến người dùng, cá nhân hóa các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp, dễ dàng phân tích nhu cầu, hành vi người dùng, thống kê hiệu quả mỗi chiến dịch chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh bán hàng và tạo ra cho khách hàng nhiều trải nghiệm mới.
2. Gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng
- Một thương hiệu không tương tác hay tiếp cận với khách hàng trong một thời gian dài dễ khiến khách hàng lãng quên. Trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc nơi công cộng để phòng chống dịch bệnh, việc tăng cường tương tác thông qua Internet được cho là quan trọng giúp duy trì mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
- Ứng dụng chăm sóc khách hàng là công cụ giúp các doanh nghiệp giải bài toán khó này. Chỉ với vài thao tác đơn giản, người dùng có thể tiếp cận thông tin doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng tương tác với khách hàng cũng như gợi nhớ hình ảnh thương hiệu và kích thích nhu cầu tái sử dụng thông qua các chương trình khuyến mãi.
3. Xây dựng tệp khách hàng trung thành
- Mục tiêu của hoạt động chăm sóc khách hàng là có được tệp khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Ứng dụng chăm sóc khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được nhóm khách hàng này thông qua các tính năng cho phép doanh nghiệp phân loại từng nhóm khách hàng chi tiết và truyền tải các thông điệp khác biệt đến các nhóm đối tượng khác nhau.
- Cá nhân hoá thông điệp làm tăng sự hài lòng của khách hàng, cùng nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt được xây dựng riêng cho từng nhóm khách hàng, cũng như những tính năng đặc biệt giúp tăng trải nghiệm khách hàng và tạo ra sự tiện lợi vượt trội so với các hình thức truyền thống, giúp giữ chân khách hàng.
4. Giảm thiểu chi phí marketing và nhân lực
- Tiếp thị qua tin nhắn di động (SMS marketing) không còn được xem là kênh truyền thông hiệu quả, đồng thời chi phí lại cao. Nguyên nhân chính là do lượng tin nhắn mà khách hàng nhận hàng ngày quá nhiều, gây phiền toái và thiếu thiện cảm đối với các tin nhắn quảng cáo. Ứng dụng chăm sóc giúp giải quyết vấn đề này. Khách hàng có thể chủ động mở thông báo của ứng dụng hoặc vào trực tiếp ứng dụng để xem các thông báo chi tiết. Theo đó, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, chiến dịch truyền thông cũng sẽ luôn hiển thị trên ứng dụng sau khi doanh nghiệp đăng tải, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Không có ứng dụng chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp có thể cần khá nhiều nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn để giải quyết các vấn đề khách hàng đang gặp phải hoặc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ. Trong khi đó, nhờ vào ứng dụng chăm sóc khách hàng, các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi, ưu đãi được gửi đến khách hàng một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, một số vấn đề doanh nghiệp có thể cài đặt tự động trả lời cho khách hàng ngay trên ứng dụng để giúp khách hàng giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. Đối với doanh nghiệp, không cần phải đầu tư nhiều nhân sự chỉ để chăm sóc khách hàng như trước đây.
Nguồn: Theo vnexpress ( Tác giả: Vũ Khánh)
===========
Tham gia cộng đồng Số hóa kênh phân phối, Chuyển đổi số dành riêng cho các CEO tại:
Zalo Group: Tại Đây
Facebook Group: Tại Đây
Fanpage Facebook: Tại Đây