SAAS APP và những điều cơ bản cần biết

SAAS APP và những điều cơ bản cần biết

SaaS đã và đang trở thành một mô hình phân phối phần mềm phổ biến nhờ vào tính tiện lợi của nó. Hầu hết các sản phẩm của SaaS là các ứng dụng web và di động không cần cài đặt và người dùng phải trả phí hàng tháng/ hàng năm để sử dụng.

1. SaaS là gì?

 

SaaS (Software as a service – Phần mềm như một Dịch vụ) 

Là một mô hình bán phần mềm kiểu mới và đang dần thay thế các giấy phép phần mềm truyền thống.  Thay vì tải xuống phần mềm để chạy cục bộ trên máy tính, để sử dụng nền tảng SaaS, người dùng không cần cài đặt bất kỳ thứ gì trên thiết bị của họ vì ứng dụng được lưu trữ bởi máy chủ của nhà cung cấp. Mọi cập nhật và bảo trì thêm đều do phía nhà cung cấp thực hiện và người dùng không nhìn thấy quá trình này. Sản phẩm không được bán với giấy phép trọn đời mà được phân phối qua mô hình đăng ký có thời hạn.

 

Nói đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm).

 

2. Ưu & Nhược điểm của SaaS app

 

Khi bắt tay xây dựng và thiết kế một SaaS App, bạn cần ý thức được những ưu điểm và nhược điểm sau của nó:

 

Ưu điểm

 

  • Khả năng mở rộng 

Một ưu điểm lớn của dữ liệu đám mây nói chung và SaaS nói riêng chính là khả năng mở rộng. Doanh nghiệp dễ dàng tăng gấp đôi, gấp ba,… số lượng tài khoản sử dụng hoặc tích hợp thêm các phần mềm mới mà không ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng hay cơ sở dữ liệu có sẵn của doanh nghiệp (Tất nhiên, tăng số lượng tài khoản đồng nghĩa với việc người dùng phải trả thêm tiền cho nhà phát triển) 

 

  • Dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi

 – Vì các nhà cung cấp SaaS triển khai dịch vụ qua internet nên người dùng dễ dàng truy cập phần mềm từ bất kỳ thiết bị và trình duyệt nào có kết nối internet. Với SaaS, khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng phần mềm, bạn được phép tạo thêm tài khoản (với giới hạn số lượng tuỳ theo gói đã mua) cho nhân viên trong doanh nghiệp. Bạn và nhân viên có thể ngồi ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời gian nào, thực hiện thao tác đăng nhập đơn giản và sử dụng các tính năng không giới hạn.

 

  • Độ tin cậy 

Máy chủ có thể được đặt ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Nếu một trong số chúng gặp sự cố, phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động.

 

  • Tiết kiệm chi phí 

SaaS sẽ tiết kiệm chi phí phát triển cho bạn vì không cần mua và bảo trì những phần cứng đắt tiền. Trong suốt quá trình sử dụng, mô hình SaaS cũng không đòi hỏi bạn phải trả thêm phí hỗ trợ và bảo trì định kỳ. Bên cạnh đó, bạn có quyền lựa chọn ngừng đăng ký dịch vụ SaaS bất cứ khi nào bạn muốn, và chi phí cũng ngừng luôn tại thời điểm đó.

 

  • Tiết kiệm nhân lực

 – Là khách hàng sử dụng SaaS, bạn không cần một bộ phận IT luôn túc trực để xử lý vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành phần mềm nữa. Từ việc đảm bảo hệ thống máy chủ chạy tốt, duy trì bảo mật đến fix các bugs phát sinh,… đều được nhà cung cấp chịu trách nhiệm. Đội ngũ tester và IT của họ làm rất tốt phần này và bạn sẽ luôn được sử dụng dịch vụ tốt và toàn diện nhất.

 

Về phía nhà phát triển

 SaaS App sẽ giúp đem lại nguồn doanh thu thường xuyên.

Việc cung cấp dịch vụ với chi phí thấp và cho dùng thử miễn phí (free trial) giúp nhà phát triển lưu trữ được một lượng lớn cơ sở dữ liệu về khách hàng tiềm năng .

 

Nhược điểm

Không có phần mềm hay ứng dụng nào hoàn hảo 100%, ngay cả SaaS cũng vẫn có một vài hạn chế sau:

 

Bảo mật:

Chính bởi tập trung vào sự linh hoạt, gọn nhẹ và dễ dàng triển khai mà mô hình SaaS có một điểm yếu – đó là vấn đề bảo mật. Với SaaS, server của phần mềm sẽ được đặt ở bên phía nhà cung cấp chứ không đặt tại doanh nghiệp, còn dữ liệu được ký gửi trên “đám mây” (cloud) nên bạn có thể có cảm giác không an toàn, lo sợ thông tin rò rỉ hoặc bị lấy cắp. 

Tuy nhiên, khi điện toán đám mây 4.0 càng phát triển thì vấn đề này càng bớt lo ngại. Đó là nhờ các nhà cung cấp SaaS chú trọng hơn vào mã hoá dữ liệu và có các điều khoản cam kết bảo mật chặt chẽ hơn trong Cam kết mức độ dịch vụ (SLA). Bạn nên kiểm tra lại về bảo mật trước khi đưa ra bất cứ quyết định triển khai phần mềm SaaS nào.

 

Yêu cầu bắt buộc về kết nối internet: 

 

Người dùng cần phải kết nối internet để đăng nhập và sử dụng phần mềm SaaS. Trong trường hợp thiết bị sử dụng không kết nối được, hoặc khi đang ở những nơi internet không khả dụng như di chuyển trên máy bay, việc sử dụng sẽ bị gián đoạn.

 

3. Các loại ứng dụng SaaS

 

Dưới đây là một số loại SaaS phổ biến nhất bạn sẽ thường thấy trên thị trường:

  • Ứng dụng Thương mại điện tử giúp điều hành doanh nghiệp trực tuyến bao gồm các tính năng như quản lý sản phẩm,  tích hợp thanh toán

  • Vertical SaaS – Các sản phẩm dành riêng cho một thị trường ngách cụ thể, giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh

  • Ứng dụng hỗ trợ trong giao tiếp, làm việc nhóm và chia sẻ thông tin

  • CRM (phần mềm quản lý quan hệ khách hàng) nhằm mục đích tự động hóa quy trình bán hàng và tiếp thị 

  • ERP (phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) giúp quản lý các quy trình kinh doanh 

  • Ứng dụng quản lý dự án hỗ trợ các Project Manager trong việc cộng tác với các nhóm của họ 

  • Ứng dụng thanh toán giúp hỗ trợ người dùng với các thủ tục thanh toán 

Và còn rất nhiều những sản phẩm khác phù hợp với từng ngành nghề, vấn đề của doanh nghiệp để khách hàng có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp của mình với những gói dịch vụ cụ thể.  

 

Tạm kết

 

Thông qua bài viết này, hy vọng mọi người đã thu thập được nhiều kiến thức bổ ích về SaaS và các bước thiết kế và xây dựng SaaS app. Mặc dù không phải hoàn toàn các nhà kinh doanh phần mềm đều sẽ phù hợp với mô hình này, nhưng không thể phủ nhận bản thân nó này đang trở nên cực kỳ phổ biến với những lợi ích rõ rệt. 

 

Nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, với bối cảnh chính phủ đang khuyến khích nền kinh tế chuyển đổi số, thì SaaS giống như một vị cứu tinh giúp các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình truyền thống có thể bắt kịp và thích ứng nhanh nhất với sự biến động của thị trường, một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

 

Bất kể doanh nghiệp đang cân nhắc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số, tự động hóa các quy trình quản lý hãy liên hệ với Abaha tại đây để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ. Với đội ngũ kỹ sư và lập trình viên dày dặn kinh nghiệm, am hiểu và nhận thức rõ ràng những khó khăn và vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải để có thể đảm nhận, mang đến các giải pháp chất lượng, toàn diện cho doanh nghiệp.

 

 Nguồn:  CO-WELL Asia

 

===================

Tham gia cộng đồng Số hóa kênh phân phối, Chuyển đổi số dành riêng cho các CEO tại:

 

Zalo Group: Tại Đây 

Facebook Group: Tại Đây 

Fanpage Facebook: Tại Đây