Người khác không có tôi có; người khác có, tôi lại có cái đặc biệt: Không ngừng tìm kiếm, thay đổi mới là cách làm giàu

Người khác không có tôi có; người khác có, tôi lại có cái đặc biệt: Không ngừng tìm kiếm, thay đổi mới là cách làm giàu

Trên thương trường, bí quyết thành công được nhiều người tâm đắc là: “Người khác không có tôi có, người khác có tôi có cái đặc biệt hơn”.

Làm giàu, thành công là mong muốn của mọi người. Nhưng chỉ những người tìm ra con đường đi độc đáo, đặc biệt, nỗ lực hết mình mới có thể đạt tới đỉnh vinh quanh. Để làm được điều đó, bạn có thể sẽ mất rất nhiều năm, nỗ lực học hỏi từ rất nhiều người và nhất định không thể thiếu một tư duy khác biệt. Những bài học kinh doanh tốt nhất chúng ta học được đều bắt nguồn từ những điều đơn giản, những điều hiện hữu trước mắt bạn nhưng bạn bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy chúng. 

Hai câu chuyện dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về câu nói trên, dù là khởi nghiệp hay đi làm đều có thể giúp bạn mở mang tư duy:

Câu chuyện 1: Kinh doanh đặc sản và tận dụng những lợi thế độc đáo

Hai người thanh niên Từ Ba và Trương Dũng là người Hồ Nam (Trung Quốc) đến Quảng Châu làm việc. Vào một ngày nọ năm 2002, trong lúc hai người ăn cơm nói chuyện với nhau, nói đến công việc cả hai đều cảm thấy cứ làm công mãi như thế này thì sẽ chả bao giờ thấy được lối thoát, chi bằng cả hai cùng hợp tác khởi nghiệp làm ăn kinh doanh. Càng nói nhiệt huyết của cả hai đều dâng cao, bàn bạc nào là nên khởi nghiệp làm gì, kinh doanh gì, không có đủ vốn thì phải làm sao?

 

       Đậu phụ thối hỏa cung điện – món ăn trứ danh của Hồ Nam.

 

Bàn tới bàn lui, Từ Ba liền này ra một ý kiến và nói rằng, ở Quảng Châu có rất nhiều người Hồ Nam đến làm việc, cũng có rất nhiều nhà hàng đồ ăn Hồ Nam nhưng nó khá đắt và không phù hợp với điều kiện của đa số người lao động Hồ Nam tại đây, họ chọn cách tự nấu ở nhà để tiết kiệm. Tuy nhiên, khẩu vị của người Hồ Nam rất khác cũng như những nguyên liệu để chế biến thức ăn cũng khá là đặc biệt. Chưa kể đến, người dân Hồ Nam rất coi trọng “tính địa phương”, coi trọng những gì thuộc về quê hương. Ví dụ như kinh doanh một cửa hàng bán những đặc sản hay đồ dùng Hồ Nam sẽ rất thu hút khách ngay tại Quảng Châu – nơi dường như rất ít những cửa hàng như vậy. 

Từ Ba và Trương Dũng đúng là những người của tuổi trẻ “nói là làm”. Hai người lập tức tiến hành khảo sát thị trường. Quả nhiên, ngoài những trung tâm thương mại lớn hay những khu vực chợ tầm trung và nhỏ thì mới có thể tìm thấy một vài nơi bán nguyên liệu thực phẩm Hồ Nam, trên các con đường lớn nhỏ tại Quảng Châu cũng không hề thấy những nơi chuyên kinh doanh mặt hàng này.

Sự rõ ràng của kết quả nghiên cứu thị trường khiến Từ Ba và Trương Dũng quyết định khởi nghiệp. Hai người bắt tay hợp tác, cùng bỏ vốn, vay mượn đó đây và đầu tư hơn 10 vạn nhân dân tệ (hơn 3 tỷ VNĐ) để mở một cửa hàng ngay tại Đại Lộ Nam Phương – Quảng Châu, chuyên kinh doanh các mặt hàng là nguyên liệu thực phẩm Hồ Nam, mang tên “Hương vị Hồ Nam”.

Trong cửa hàng này, các hàng hóa bày bán đều là sản phẩm chính gốc đến từ Hồ Nam. Người Hồ Nam rất thích nhai trầu, do đó, hai ông chủ lúc nào cũng nhai trầu và nhiệt tình hỏi khách rằng họ có muốn nhai trầu không. Bằng cách này, cửa hàng “Hương vị Hồ Nam” của Từ Ba và Trương Dũng đã bắt đầu có lãi và mở rộng kinh doanh. Đồng thời cũng mở một chuỗi nhà hàng Hồ Nam tại Quảng Châu.

Họ đã biết tận dụng những hiểu biết, những đặc sản hay thực phẩm đặc biệt ngay chính quê hương của mình để kinh doanh. Tuy rằng, tại Quảng Châu vẫn có những nơi bán mặt hàng như vậy nhưng phân khúc họ nhắm tới lại lớn hơn nhiều.

Câu chuyện 2: Chỉ cần bạn đặc biệt, chắc chắn sẽ kiếm được nhiều tiền

Vào một ngày năm 2014, Từ Kiến Phong – một bếp trưởng tại nhà hàng ở Chiết Giang (Trung Quốc) bị đuổi việc vì việc cãi lại ông chủ nhà hàng. Trong khi đang loay hoay tìm việc mới thì anh được một người bạn ở Thượng Hải tặng một túi wowotou (một loại thức ăn tại Trung Quốc) và bảo anh rằng loại wowotou này đang được bán rất chạy ở Thượng Hải vì ai ai cũng ngán ăn thịt cá, muốn đổi vị bằng những loại hạt thô.

Từ Kiến Phong lấy cảm hứng từ việc này và nảy ra ý định khởi nghiệp thay vì đi kiếm việc như kế hoạch ban đầu. Sau thời gian học hỏi, nghiên cứu, thực hành thử và cuối cùng kỹ thuật làm wowotou, không chỉ có màu sắc đẹp mà mùi vị cũng rất ngon. Từ Kiến Phong liền đưa sản phẩm vào khách sạn để bán thử, nhưng phản ứng của khách hàng lại không tốt như mong đợi. Bởi vì, trong khách sạn có quá nhiều món ăn nhẹ bắt mắt, còn wowotou của Từ Kiến Phong lại không mấy đặc biệt để gây sự chú ý của khách hàng.

Sau đó, anh chìm vào sự suy nghĩ và tìm kiếm phương hướng, anh chợt nhớ ra một món ăn địa phương nổi tiếng tên là Gangjiang, được làm từ măng, đậu phụ khô, thịt lợn và nước sốt, nó có một hương vị rất ngon. Kiến Phong liền thầm nghĩ, tại sao mình lại không kết hợp Wowotou với Gangjiang?

 

Anh tìm một nhà hàng địa phương và thương thảo với họ về món ăn mới này. Nhà hàng đó đồng ý và tiến hành bán món ăn Gangjiang Wowotou với giá 25 tệ. Và thật may mắn khi món ăn rất thu hút khách và bán được rất nhiều, trở thành một món ăn đặc trưng của nhà hàng. Việc kinh doanh nhờ đó ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Dám nghĩ và làm điều không thể, chủ động học hỏi, tìm kiếm cơ hội… là những đặc trưng làm của người thành công. Nếu chỉ suy nghĩ theo lối mòn, làm việc như một thói quen, bạn sẽ không bao giờ có được kết quả đột phá. Không ngừng tìm kiếm, sáng tạo, thay đổi để biến bản thân trở nên đặc biệt - đó là công thức thành công luôn đúng ở mọi thời đại!

 Theo Sina