Kinh nghiệm “xương máu” trong quản trị vận hành cửa hàng và chuỗi bán lẻ

Kinh nghiệm “xương máu” trong quản trị vận hành cửa hàng và chuỗi bán lẻ

Bán lẻ là một thị trường hấp dẫn với những ai tham gia vào “cuộc chơi”. Người ngoài cuộc có thể cảm thấy hứng thú, nhưng người trong cuộc lại cảm thấy ngột ngạt và phải hoàn thiện, thay đổi liên tục để bắt kịp xu hướng của thời đại.

1. Hệ thống quản lý

 

Phần mềm quản lý bán lẻ là yêu cầu rất quan trọng để kiểm soát các vấn đề trong vận hành. Khi chọn phần mềm, hãy chắc rằng nó chuyên dụng cho cửa hàng bán lẻ. Nhà bán lẻ chỉ cần yêu cầu đơn vị cung cấp phần mềm chia sẻ tính năng và những khách hàng nào đang sử dụng hệ thống của họ để có cơ sở ra quyết định. Nếu quy mô chuỗi lớn, bạn có thể cân nhắc xây dựng hệ thống phần mềm riêng biệt. Tuy nhiên quyết định sở hữu phần mềm riêng sẽ rất tốn kém về chi phí thiết kế và thời gian triển khai, cũng như hiệu chỉnh.

 

Một số lưu ý về phần mềm quản lý:

 

  • Phần mềm phải tích hợp chức năng từ bán hàng (POS) cho đến quản lý kho (Inventory), hay các nền tảng business app mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp không chỉ là 1 xu hướng mà là một kênh bắt buộc trên nền tảng số. Tìm hiểu chi tiết hơn tại đây.
  • Tuỳ theo quy mô chuỗi cửa hàng có thể bổ sung chức năng kế toán, quản lý nhân sự... và thậm chí tích hợp thêm các ứng dụng bên ngoài.
  • Trên phần mềm, tuỳ theo phân quyền, bạn có thể tiếp cận được các dữ liệu khác nhau. Nếu bạn nắm quyền admin, bạn sẽ truy cập mọi dữ liệu từ phần mềm.
  • Ngoài phần mềm, nhà bán lẻ vẫn cần hệ thống văn bản, quy trình, hướng dẫn triển khai và báo cáo công việc hàng ngày.

 

2. Hệ thống thanh toán

 

  • Cần đa dạng, nhanh chóng và tiện lợi.
  • Các hình thức cơ bản như tiền mặt, thanh toán qua thẻ tín dụng.
  • Các hình thức mới như ví điện tử Momo, VNPay được khách hàng ưa chuộng vì những ưu đãi khi sử dụng chúng.

 

3. Kiểm soát hàng hoá tồn kho

 

  • Kiểm kê kho được tiến hành khi cửa hàng ngừng hoạt động sẽ cho kết quả chính xác.
  • Tất cả hàng hoá xuất nhập hàng ngày, hàng hoá hư hỏng/ bị huỷ cần được ghi nhận trên phần mềm và cập nhật vào phần mềm.
  • Tuỳ theo ngành hàng mà bạn định chuẩn thời gian kiểm kê kho. Thời gian kiểm kê hàng hoá càng ngắn thì mức độ kiểm soát hàng hoá càng cao. Ví dụ, cửa hàng kinh doanh đồ uống như cà phê, trà sữa có thể kiểm kê hàng hóa nguyên vật liệu vào cuối mỗi ngày. Với các ngành hàng mà số lượng mã sản phẩm lớn sẽ kiểm kê 1-2 lần/tháng tuỳ theo quyết định của nhà bán lẻ.
  • Việc sắp xếp hàng lên kệ trưng bày, kiểm tra chất lượng/ hạn sử dụng phải được tiến hành như công việc hàng ngày, hàng giờ của nhân viên tại cửa hàng bán lẻ.

 

4. Giải pháp kiểm soát hàng hoá

 

  • Tăng cường vai trò của bảo vệ trong kiểm soát ra vào cửa hàng và sử dụng tủ để đồ dành riêng cho nhân viên giúp hạn chế việc mất cắp hàng hoá.
  • Thông điệp tặng quà, voucher hoặc kể cả miễn phí đơn hàng nếu thu ngân không trình hoá đơn mua hàng cho khách hàng.
  • Quy định thưởng phạt phân minh, phạt nặng đến buộc thôi việc với các hành vi gian lận.
  • Thường xuyên tái kiểm tra qua hệ thống camera an ninh.

 

5. Quản lý hiệu quả

 

  • Trên phần mềm, tuỳ theo phân quyền bạn có thể tiếp cận được các dữ liệu khác nhau. Nếu bạn nắm quyền admin, bạn sẽ truy cập mọi dữ liệu từ phần mềm. Đây là cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt số liệu.
  • KPI nên được phân bổ đến từng nhân sự trong cửa hàng. Quản lý cửa hàng chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính như doanh thu, chi phí và quản lý nhân viên. Mỗi nhân viên phụ trách ngành hàng sẽ chịu trách nhiệm về ngành hàng đó. Bán lẻ có khối lượng công việc khá nhiều nên mỗi nhân viên cần có checklist công việc và có người giám sát kiểm tra lại checklist đó.
  • Các báo cáo cần được thiết lập và họp bàn hàng ngày trong cuộc họp ngắn vào sáng mỗi ngày, để tất cả nhân viên cùng đưa ra giải pháp thúc đẩy thực hiện KPI.

 

6. Chiến lược tăng trưởng

 

  • Nhượng quyền thương mại.
  • Đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng, cộng tác viên bán hàng.
  • Đa dạng kênh phân phối ngoài cửa hàng vật lý.

 

Thấu hiểu được những khó khăn, vướng mắc mà các cửa hàng và chuỗi bán lẻ đang phải đối mặt, đặc biệt trong đại dịch Covid 19 đã dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp chuyển từ nền tảng offline sang bán hàng online.
Chính là lý do giúp ABAHA  toàn tâm toàn lực thực hiện sứ mệnh là xây dựng một nền tảng giúp cho tất cả khách hàng có thể bắt kịp hình thức bán hàng online một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả.
 Liên hệ ngay để được tư vấn tại đây!

 

Nguồn: Theo brandsvietnam ( Tác giả: Đỗ Duy Thanh)

===================

Tham gia cộng đồng Số hóa kênh phân phối, Chuyển đổi số dành riêng cho các CEO tại:

 

Zalo Group: Tại Đây 

Facebook Group: Tại Đây 

Fanpage Facebook: Tại Đây