Hợp đồng điện tử là gì, những điều cần biết về hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là một công cụ đắc lực giúp cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sản phẩm với triết lý là bỏ ký tay, thay ký số; Hợp đồng số, tăng doanh số.
Ngày nay, doanh nghiệp gặp rất nhiều vấn đề, khi triển khai hợp đồng thương mại truyền thống - hợp đồng giấy
- Vấn đề về in ấn - luôn phải in ra dạng giấy
- Vấn đề chữ ký tươi và con dấu - đôi khi hợp đồng bị hủy vì chữ ký và vị trí con dấu không hợp lệ
- Vấn đề về bảo quản - luôn phải được bảo quản cẩn thận, không loại trừ các rủi ro như cháy nổ, thất lạc
- Vấn đề về thời gian luân chuyển, giao nhận hợp đồng, đặc biệt trong thời kì dịch Covid, hoặc khi hai đối tác ở cách xa nhau
- Vấn đề chi phí giao dịch
Hợp đồng điện tử là phương thức hiện đại và hiệu quả để giải quyết vấn đề trên, với các điểm mạnh cốt lõi sau đây
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm chi phí giao dịch
- Dễ dàng ký và xác thực bằng công nghệ mà không cần gặp mặt
- Ký điện tử mọi nơi mọi lúc
Hợp đồng điện tử khi đi kèm với chữ ký điện tử có tính bảo mật và an toàn rất cao, với tính năng CHỐNG THAY ĐỔI, bất kì thay đổi nào trên Hợp Đồng Điện Tử sau khi kí đều vô hiệu hóa hợp đồng và các chữ ký trước đó, điều này đảm bảo an toàn toàn diện cho hợp đồng.
Pháp Luật Việt Nam đã hỗ trợ, quy định rất rõ ràng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai hợp đồng điện tử 1 cách dễ dàng.
Quy Định của Pháp Luật Việt Nam
Theo nội dung được quy định tại Luật giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Giá Trị Pháp Lý
Theo quy định tại Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Trong nội dung tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
Như vậy, theo quy định pháp luật, hợp đồng điện tử được ghi nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng khi hợp đồng điện tử đảm bảo được các điều kiện dưới đây:
- Nội dung của hợp đồng điện tử bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu).
- Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau).
Nội dung của hợp đồng điện tử
Trên hợp đồng điện tử cần đảm bảo các nội dung như hợp đồng truyền thống, bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra thì hợp đồng điện tử bổ sung một số nội dung như:
- Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chủ thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.
- Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.
- Các quy định về chữ ký điện tử để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng. Hợp đồng phải được xác thực bằng chữ ký điện tử của các bên tham gia, chữ ký bao gồm : chữ ký điện tử của doanh nghiệp, chữ ký điện tử của cá nhân trực thuộc doanh nghiệp được ủy quyền.
- Quy định chi tiết về phương thức thanh toán
Abaha Việt Nam
Tham gia cộng đồng Số hóa kênh phân phối của Abaha tại:
Zalo Group: https://zalo.me/g/nbmwvz600
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/383759746616939
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Appdongboweb/?ref=pages_you_manage