Giá trị thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam dự đoán lên tới 56 tỷ USD trong 5 năm tới

Giá trị thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam dự đoán lên tới 56 tỷ USD trong 5 năm tới

Việt Nam với 53 triệu người đang sử dụng thương mại điện tử - được đặt kỳ vọng trở thành 1 kỳ lân TMĐT có giá trị 56 tỷ USD trong vòng 5 năm tới!

1.     Dự báo giá trị thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD trong 5 năm tới

-         Việt Nam đang là quốc gia nằm trong khu vực chuyển đổi số vô cùng mạnh mẽ - đặc biệt dưới tác động của thời kỳ “bình thường mới” sau đại dịch, như 1 cú hick đẩy mạnh các doanh nghiệp tức tốc thay đổi để phù hợp với thị trường.

-         Theo khảo sát khoảng 16.700 người tiêu dùng kỹ thuật số và nhân sự cấp C tại 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 3.579 người đến từ Việt Nam, Facebook và Bain & Company vừa hợp tác đưa ra báo cáo nghiên cứu “SYNC Đông Nam Á”. Tại Việt Nam - cứ 10 người thì 7 người tham gia tiêu dùng số - thương mại điện tử. Dự kiến con số này có thể lên tới 53 triệu người tham gia TMĐT trong cuối năm 2021

-         Dự kiến tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tại Việt Nam lên tới: 30%. Trong đó, trong năm 2021, người dùng trực tuyến tăng 50% so với năm 2020, số gian hàng trực tuyến tăng 40%.

-         Tại Việt Nam, 49% người tiêu dùng lựa chọn chuyển đổi trang thương mại điện tử trong vòng 3 tháng qua.

 

2.     Xu hướng tiêu dùng thay đổi trong thời kỳ “bình thường mới”

-         Nửa đầu năm 2021, Việt Nam trải qua khoảng thời gian đại dịch bùng phát mạnh mẽ nhất. Bước vào thời kỳ “bình thường mới” – thói quen tiêu dùng trong khi dịch Covid bùng phát ảnh hưởng mạnh mẽ đến hậu Covid

-         Tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử tăng gần 80% hàng năm, và con số này có thể gấp đôi trong vòng 5 năm tới.

-         Thói quen thanh toán KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT bùng nổ: Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy,  trong 9 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua kênh Internet đạt 435,25 triệu lượt với giá trị 22,78 triệu tỷ đồng; tăng hơn 54% về số lượng và 30,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

-         Cũng trong 9 tháng đầu năm, giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt tới 1.194 triệu giao dịch với giá trị hơn 13,5 triệu tỷ đồng; tăng gần 75% về số lượng và 94% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Có thể thấy, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, thanh toán, hoàn toàn chuyển sang online sau khi bước vào thời kỳ “bình thường mới”

 

3.     Các doanh nghiệp cần làm gì khi thói quen của người tiêu dùng thay đổi?

-         Trong thời đại công nghệ số, hiện đại hóa, trải nghiệm của khách hàng được đưa lên hàng đầu. Việc chuyển đổi sang mô hình số để phù hợp với xu hướng người dùng là điều tất yếu. Các doanh nghiệp chuyển đổi sang online bắt tay từ Website bán hàng, Mobile App của doanh nghiệp – Tham khảo cách xây dựng Business App cho doanh nghiệp

-         Chăm sóc khách hàng tự động: Khách hàng của doanh nghiệp hiện tại đang có một vật “bất ly thân” – đó là chiếc điện thoại di động và mạng Internet. Hãy làm thế nào để từ chiếc điện thoại có kết nối mạng Internet ấy, tạo cho khách hàng cảm giác “luôn được quan tâm”. Biến chiếc điện thoại thành phương tiện truyền tải thông điệp của doanh nghiệp, voucher, khuyến mãi kéo khách hàng quay trở lại với gian hàng của bạn!

-         Các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi số để đáp ứng như cầu thị trường cũng như nhu cầu mua sắm của khách hàng - củng cố quan hệ giữa doanh nghiệp – khách hàng.

 

 

-         Abaha là nền tảng cung cấp giải pháp kinh doanh TMĐT bán lẻ (B2C), Bán  buôn (B2B), sàn bán buôn, bán lẻ (B2B2C) chỉ bằng 1 Business App

-         Có hơn 2500 doanh nghiệp đã tin tưởng, hợp tác cùng Abaha trong quá trình chuyển đổi số: xây dựng 1 Business App mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Liên hệ tư vấn 1:1 tại đây!