Doanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập nền tảng số!

Doanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập nền tảng số!

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 03/2021, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm đến 97% tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam. Được ví như “xương sống” của nền kinh tế, các SME đã đóng góp 45% vào tổng GDP Việt Nam và góp phần giải quyết 85% nhu cầu lao động trên cả nước trong năm 2020. Nhận biết được tầm quan trọng của xu hướng chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhiều SME đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Với quy mô nhỏ, bộ máy tổ chức đơn giản, lợi t

 

1. Thế nào là quảng cáo đúng?

Trước bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, các biện pháp giãn cách xã hội và chính sách hạn chế đi lại được áp dụng, năm 2020, số lượng người đi lại tại các khu trung tâm mua sắm đã giảm 19% so với năm 2019. Thay vào đó, lượng người mua sắm online trên di động tăng 25% (Theo Digital 2021: Vietnam, We Are Social, Tháng 2/2021 và báo cáo xu hướng di chuyển 9 tháng đầu năm, Google, Tháng 9/2020).

Đối mặt với những thách thức đó, SME buộc phải chuyển mình để nâng cao năng lực cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách tiếp cận đến khách hàng. Nhưng khác với các công ty có quy mô lớn, SME ít có cơ hội để cùng lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khi thực hiện quảng cáo. Một trong những trăn trở lớn của SME là tối ưu nguồn lực với ngân sách hạn chế và thu về hiệu quả thật một cách nhanh chóng. 

Vì thế, điều kiện tiên quyết để quảng cáo phù hợp với SME cần phải đúng: đúng insight, đúng thời điểm, đúng đối tượng mục tiêu,... Quan trọng nhất, giải pháp quảng cáo cũng cần đúng với những trăn trở của SME, tập trung vào ba tiêu chí:

  • Ngân sách linh hoạt: SME không có nhiều chi phí dành cho quảng cáo. Do đó, SME cần nền tảng có chính sách điều chỉnh linh hoạt theo ngày, tháng và chiến dịch để kiểm soát chi tiêu bất cứ lúc nào. 
  • Công cụ đo lường: Các chiến dịch quảng cáo dành cho SME cần được xây dựng dựa trên những mục tiêu và chỉ số cụ thể như CPC (Cost per Click), CPA (Cost per Action), CPM (Cost per Impression),... Điều này sẽ giúp SME tối ưu nguồn lực và tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả. 
  • Công cụ sáng tạo: Đối với SME không có nguồn lực về truyền thông số, giải pháp đơn giản là dùng nền tảng no-code. Những công cụ sáng tạo sẵn có sẽ giúp SME dễ dàng thiết kế chiến lược quảng cáo mà không cần đầu tư hay tốn thêm chi phí vận hành đội ngũ chuyên môn. 

 

Case study những hiệu quả thật!

Từ những hiểu biết đúng về chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp SME dần tiếp cận được các phương thức quảng cáo phù hợp. 

Ví dụ điển hình là Fika, ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp kết nối người dùng mới ra mắt vào tháng 9 năm 2020. Nhờ sử dụng nền tảng của TikTok để mở rộng đối tượng khách hàng, chiến dịch thu về 45 triệu lượt hiển thị, 85.000 lượt tải ứng dụng và tỉ lệ chuyển đổi trên 20%. 

Cũng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, Genify, start-up trẻ chuyên phát triển các ứng dụng game giải trí trên các nền tảng di động của Android và iOS cũng đạt những con số ấn tượng: tỉ lệ cài đặt ứng dụng lên đến 1,19; tỉ lệ nhấp lên đến 1,38%.

Khác với hai doanh nghiệp nghiệp trên, OKXE là trang thương mại điện tử mua bán xe cũ được thành lập từ năm 2018. Năm 2020, doanh nghiệp giới thiệu phiên bản ứng dụng trên điện thoại nên tập trung đẩy mạnh lượt tải về. Nhờ tận dụng định dạng video, OKKE đạt tỷ lệ chuyển đổi 18% và thời lượng xem trung bình 3,1/8 giây.

 

Ngoài các sản phẩm công nghệ, sự thành công từ cú hích chuyển đổi số còn ghi nhận thêm Zera Vietnam - “case study” về chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ. Với mục tiêu quảng bá sản phẩm thiết bị tiện dụng của mình trên TikTok, chiến dịch của Zera đã ghi nhận hơn 12.000 đơn hàng với 130 triệu lượt hiển thị và 900.000 lần nhấp chuột (chi phí mỗi nhấp chuột chỉ 1.500VNĐ).

 

 2. Thúc đẩy truyền thông số hiệu quả cho SME

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, những nguồn lực hỗ trợ phù hợp sẽ giúp SME vạch ra chiến lược đúng đắn trên lộ trình chuyển đổi số:

Đầu tiên đó là kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu để có thể tự sáng tạo nội dung số. Tính đến nay, có hai tổ chức lớn và tin cậy là: Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đang giúp và cung cấp kiến thức giúp các doanh nghiệp thành viên cuộc chuyển đổi số hiệu quả.

 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có khả năng tự sáng tạo nội dung nhưng không biết cách để thiết lập quảng cáo và tiếp cận khách hàng. Vì thế, cần thiết có một nguồn tài nguyên trao quyền cho SMEs chủ động tìm hiểu thông tin, tiếp cận với chính sách của nền tảng, cập nhật case study thành công và tham khảo những hướng dẫn cụ thể, đáng tin cậy nhất cho doanh nghiệp. 

Cuối cùng, trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp không có sẵn nguồn lực công nghệ sẽ phát sinh những vấn đề về kỹ thuật. Vì vậy, một đội ngũ chuyên gia thường trực, thấu hiểu thị trường địa phương sẽ là nguồn lực tin cậy để kịp thời giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp trong quá trình thiết lập và đo lường hiệu quả quảng cáo. 

Đơn cử, vào tháng 4/2021, TikTok đã ký kết hợp tác chiến lược với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM). Thông qua hợp tác, TikTok cam kết đầu tư nguồn lực hỗ trợ SME thông qua 3 trọng tâm: thúc đẩy các hợp tác chiến lược, phát triển tài nguyên 24/7, tăng cường đội ngũ tại Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong những nỗ lực của TikTok nhằm giúp đỡ SME trong nước tiếp cận kiến thức và nâng cao kỹ năng tiếp thị trực tuyến. 

 

3. Tạm kết

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số trở thành yếu tố sống còn của SME. Do đó, với sự hỗ trợ của các nền tảng hữu ích, đã đến lúc các doanh nghiệp SME tháo gỡ tất cả rào cản để đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời hội nhập với kinh tế quốc tế và nền kinh tế mở của đất nước.