Doanh nghiệp Việt Nam sống sao trong thời đại số?
Industry 4.0 - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cả chính cá nhân, xã hội, chính trị, kinh tế, doanh nghiệp trong hiện tai và tương lai. Vậy, các doanh nghiệp sẽ sống sao trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay?
Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là trước sự bùng nổ của hàng loạt các doanh nghiệp trẻ .
Những năm qua, bất chấp khó khăn kinh tế trong nước và quốc tế, số lượng doanh nghiệp thành lập vẫn có xu hướng tăng lên. Không ít chuyên gia lo ngại rằng, tới đây, với sức ép hội nhập cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp khó có thể theo kịp các ông lớn và hội nhập thành công được.
Để có thể phát triển và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, họ buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập giá trị và vị thế của mình trước các ông lớn khác. Vậy, các doanh nghiệp hiện đại cần phải làm gì?
Thách thức đối với các doanh nghiệp trong thời đại số
Càng tiến gần hơn với kỷ nguyên số, tiêu chí đặt ra đối với các doanh nghiệp lại càng trở nên khắt khe hơn. Không chỉ phải cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thời đại mà còn phải nhanh chân thay đổi để bắt kịp với xu thế mới.
Nhiều mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới đã được ra đời, tận dụng triệt để trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT), dữ liệu lớn (Big Data), chia sẻ dữ liệu (Blockchain),… để thay đổi các thức quản trị doanh nghiệp, từng bước nâng sức cạnh tranh, loại bỏ đối thủ và chinh phục những đỉnh cao mới trên thị trường.
Vậy, thực sự, đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì các DN Việt Nam đang ở đứng ở đâu trên toàn cầu? Các lãnh đạo VN đã thay đổi tư duy để đón nhận sự thay đổi hay chưa? Làm sao để thấu hiểu được cốt lõi của sự phát triển thế giới? Hay các DN nói chung sẽ phải “sống” như thế nào trước sự càn quét của “làn sóng công nghệ”?
Đối mặt với câu hỏi “Doanh nghiệp VN sống sao trong thời đại số?” để không bị tụt lùi
Nếu như ngành ngân hàng thế giới đã bắt đầu đền cập đến Banking 4.0, Marketing đã bắt đầu đưa ra khái niệm Marketing 4.0 và một số nhà nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp trên thế giới đã tiếp cận khái niệm Bussiness 4.0 thì không có lý gì mà chúng ta – các doanh nghiệp VN lại không nhanh chóng xây dựng tầm nhìn và chiến lược mới để dành cơ hội thành công trong “cuộc chơi” chung của toàn nhân loại mang tên 4.0 với các thách thức hoàn toàn mới.
Nắm bắt được lợi ích, tầm quan trọng của chuyển đổi số mô hình kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng GĐ Công ty FSI chia sẻ: “Nhờ có công nghệ, năng suất và chất lượng công việc được nâng cao đáng kể, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như tiết kiệm tối đa chi phí, tạo ra được nhiều giá trị thặng dư, nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho các DN.”
Chính vì vậy, việc mạnh dạn đầu tư vào công nghệ để chuyển đổi số không phải đầu tư một chiều, bỏ chi phí mà không thu được kết quả như mong đợi.
Bắt đầu với tổ chức phương thức quản lý mới.
Muốn ứng dụng được khoa học công nghệ thì các DN cần phải có một hoạch định chiến lược mới, một phương thức quản lý mới phù hợp hơn để tạo ra giá trị bằng chất lượng chứ không phải cạnh tranh bằng tài chính và gia công.
Một DN số là DN có thể áp dụng các phần mềm và quy trình số trong tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý và quản trị hồ sơ, tài liệu, thông tin quan trọng của cả DN. Việc bắt đầu thuận lợi trong tổ chức phương thức quản lý mới của các nhà lãnh đạo sẽ trở thành tiền đề cho chuyển đổi số DN thành công.
Trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ quá trình chuyển đổi số.
Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhờ có công nghệ mà hoạt động kinh doanh trở nên linh hoạt hơn, không bị phụ thuộc quá nhiều vào sức người cũng như tiết kiện được thời gian và chi phí vận hành một cách đáng kể.
Và để khuyến khích các DN ứng dụng máy móc, thiết bị số thì các đơn vị làm về chuyển đổi số, cung cấp giải pháp, phần mềm, trang thiết bị và tư vấn công nghệ. Bên cạnh đó phải nỗ lực hơn nữa để mang đến những sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho quá trình chuyển đổi số của các DN.
Đào tạo nguồn lao động có đủ khả năng và kiến thức về công nghệ số và triển khai.
Con người là một yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường chinh phục thế giới số, thời đại số. Đầu tư vào con người chưa bao giờ là một sự đầu tư không có lợi nhuận.
Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi doanh nghiệp, tổ chức, trong đó nếu DN sở hữu được nguồn lao động có đủ khả năng và kiến thức công nghệ thì việc sử dụng hiệu quả các máy móc, trang thiết bị, thích ứng với phương thức quản lý mới và tận dụng triệt để lợi ích của công nghệ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nguồn Cybereye