Doanh nghiệp mất cơ hội khi chậm thay đổi mô hình vận hành

Doanh nghiệp mất cơ hội khi chậm thay đổi mô hình vận hành

Báo cáo "Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam" do VCCI phối hợp với World Bank thực hiện thông qua khảo sát hơn 10.000 doanh nghiệp cho thấy, có hơn 87% doanh nghiệp ở hầu hết các ngành, nghề bị ảnh hưởng tiêu cực do Covid-19. Trong đó, SME chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp chịu thiệt hại, có nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh.

Nhiều SME bắt đầu thấy vai trò của việc chuyển đổi từ quản trị truyền thống sang online khi "ngấm đòn" thiệt hại do dịch bệnh kéo dài.

 

Là một doanh nghiệp xây dựng quy mô nhỏ, hơn 10 năm hoạt động chưa bao giờ ông Lê Văn Năm (Chương Mỹ, Hà Nội) thấy lao đao như 2 năm qua. Dịch bệnh kéo dài, thời gian giãn cách thường xuyên khiến các công trình đình trệ hoặc cầm chừng. Trong khi nhiều đơn vị chuyển đổi để làm việc từ xa, thì gần như công ty ông nằm án binh bất động vì không thể vận hành online. Chưa kể ông cũng mất vài cơ hội tham gia một số dự án mới vì không đáp ứng tiêu chí số hoá quy trình vận hành, theo yêu cầu của đối tác.

 

"Tôi chưa giờ nghĩ đến tình huống tồi tệ này. Lâu nay cứ nghĩ một doanh nghiệp xây dựng không cần thiết chuyển đổi số vì hầu hết làm việc ngoài công trường. Tuy nhiên khi tất cả thay đổi, tôi thấy mình lạc hậu. Bối cảnh này khiến tôi phải thích ứng", vị giám đốc này nói.

 

Covid-19 diễn ra bất ngờ và kéo dài gần 2 năm khiến đa số SME gặp trở ngại khi tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy, mất cân đối dòng tiền, khó khăn trong quản trị lao động. Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề như: giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn tiến độ đầu tư, thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện, chưa kể phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch bệnh...

 

"Thiếu công cụ thanh toán số xuyên biên giới đã khiến nhiều hợp đồng tỷ USD của doanh nghiệp tuột khỏi tay trong tích tắc, trong khi có được hợp đồng trong bối cảnh dịch bệnh lúc này rất quý giá với sự tồn tại của doanh nghiệp", ông Đỗ Hữu Hưng, Tổng giám đốc một doanh nghiệp chuyên về giải pháp trực tuyến chia sẻ tại diễn đàn Chuyển đổi số trong xuất nhập khẩu, tận dụng cơ hội từ EVFTA hồi năm ngoái.

 

Vị này cũng chỉ ra nút thắt trong chuyển đổi số lĩnh vực xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải là thiếu công cụ truy xuất nguồn gốc hàng hoá, các thủ tục hải quan... làm giảm đi cơ hội đưa sản phẩm tới các thị trường lớn như EU.

 

Báo cáo "Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam" do VCCI phối hợp với World Bank thực hiện thông qua khảo sát hơn 10.000 doanh nghiệp cho thấy, có hơn 87% doanh nghiệp ở hầu hết các ngành, nghề bị ảnh hưởng tiêu cực do Covid-19. Trong đó, SME chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp chịu thiệt hại, có nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh.

 

Thực tế chuyển đổi số doanh nghiệp manh nha từ nhiều năm về trước, tuy nhiên khi dịch bệnh diễn ra, xu hướng này mới bùng nổ bởi tính cấp thiết đối với sự sống còn của từng doanh nghiệp, khi giãn cách kéo dài, mọi hoạt động đểu chuyển sang hình thức trực tuyến.

 

Theo nghiên cứu từ IDC, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp sống sót, phục hồi và phát triển mạnh hơn. Doanh nghiệp chuyển đổi số có năng suất cao gấp đôi các doanh nghiệp chưa chuyển đổi số. Đến năm 2024, chuyển đổi số được nhận định là sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 30 tỷ USD.

 

==================

Nguồn: Theo vnexpress ( Tác giả Sơn Quỳnh)

Tham gia cộng đồng Số hóa kênh phân phối, Chuyển đổi số dành riêng cho các CEO tại:

Zalo Group: Tại Đây 

Facebook Group: Tại Đây 

Fanpage Facebook: Tại Đây