Chuyển đổi số và Covid – Thách thức hay Cơ hội?

Chuyển đổi số và Covid – Thách thức hay Cơ hội?

Khi Covid xuất hiện, đánh vào nền kinh tế trên toàn cầu, khiến các doanh nghiệp Thế Giới nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn kéo dài. Và rồi câu chuyện: “Chuyển đổi số” bắt đầu được khơi lại để đem ra bàn tán, khi mà các doanh nghiệp truyền thống phải đóng của để đảm bảo an toàn, bắt đầu áp dụng hình thức làm việc tại nhà, mọi công việc bắt đầu chuyển đổi sang online. Vậy thì, Covid có tác động như thế nào nên nền kinh tế hiện nay, và việc chuyển đổi số đã được áp dụng t

Ba cấp độ của chuyển đổi số

Có lẽ, không cần nói quá nhiều về định nghĩa chuyển đổi số, vì trong thời đại này, hầu hết ai cũng đã có định nghĩa ấy trong đầu rồi. Chúng ta đi tìm hiểu 3 cấp độ của chuyển đổi số.

Số hóa: (Digitization) là quá trình chuyển đổi hình thức, quy trình thủ công thành dạng kỹ thuật số

Bản chất của số hóa là biến đổi, số hóa cần gắn liền với công nghệ kết nối với các thực thể Internet, lưu trữ giữ liệu và bảo vệ sự bất biến, toàn vẹn dữ liệu

Xác định mô hình hoạt động số: (Digitalization) trả lời cho câu hỏi các hoạt động sống và làm việc sẽ thay đổi như thế nào với các công nghệ số và dữ liệu được số hóa.

VD: Đối với các doanh nghiệp thì hãy xác định mô hình kinh doanh, xác định xem phải sản xuất, kinh doanh, hay giữ mối quan hệ với khách hàng như thế nào?

Chuyển đổi: (Transformation) Là các cá nhân, tổ chức thực hiện thay đổi theo đúng mô hình mà mình đã xác định. Đây là một quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện, từ lãnh đạo đến mọi thành viên trong tổ chức.

Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo

Vậy, tình hình chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Tại Việt Nam, chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra trong nhiều ngành như: kinh tế, tài chính, giao thông, du lịch,…Chính phủ và chính quyền các cấp cũng đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

Tuy nhiên, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận thức đúng vai trò của chuyển đổi số chưa? Hay còn gặp những vấn đề nào khác cản trở quá trình này?

Trong tháng 4, Cisco công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) …

Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).

Trên vai trò là nhà quản lý một doanh nghiệp, bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao vẫn có những doanh nghiệp phát triển trong đại dịch? Phải chăng, họ đã gia nhập nền kinh tế số từ bao giờ?

Covid 19 – Tạo ra “cơ” trong “nguy”

5 tháng đầu năm 2021, cả nước có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

20.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ

tục giải thể, tăng 20,7%; 8.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,3%

Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 12000 doanh nghiệp giải thể vì dịch!

Nhưng, bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển, thậm chí là quay trở lại mạnh mẽ sau đại dịch. 5 tháng đầu năm 2021 có gần 22.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bởi vì, giãn cách xã hội làm nhịp sống chậm lại, nhưng công nghệ thì không, Chuyển đổi số vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày, ngay cả việc đi chợ cũng có thể online, xây dựng, quản lý kênh phân phối,..cũng chỉ bằng chiếc điện thoại có kết nối Internet.

Abaha - Một công ty công nghệ theo mô hình SaaS, cung cấp giải pháp, nền tảng đột phá kinh doanh chỉ bằng một Business App, đã thực hiện 2 cấp độ đầu tiên của chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại, phát triển hay không, còn dựa vào cấp cuối cùng: “Chuyển đổi” từ tư duy đến tổng thể hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp! Liên hệ tư vấn tại đây!