Chuyển đổi số - cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chuyển đổi số - Một trong những mục tiêu thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp và cả chính phủ. Vậy chuyển đổi số là gì? Nó đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi số được thành công? Cùng Abaha tìm hiểu ngay dưới đây:
Khái niệm chuyển đổi số:
Theo Wikipedia, Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.
Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,...
Tại nước ta, chuyển đổi số thường được hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Lợi ích của chuyển đối số đối với các doanh nghiệp hiện nay.
1. Thu thập dữ liệu nâng cao
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang cố gắng thu thập thật nhiều dữ liệu về khách hàng nhưng chưa thực sự tối ưu hóa được dữ liệu để phân tích khách hàng và thị trường, từ đó có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở đây là tạo ra một hệ thống để thu thập dữ liệu phù hợp và kết hợp đầy đủ dữ liệu đó cho hoạt động kinh doanh thông minh ở cấp độ cao hơn. Nó tạo ra một mạng lưới số mà ở đó các phòng ban với chức năng khác nhau trong một tổ chức có thể chuyển giữ liệu thô thành thông tin chi tiết trên nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.
Bằng cách này, nó tạo ra một hệ thông tin đồng nhất về quy trình của khách hàng, hoạt động, sản xuất, tài chính và cơ hội kinh doanh.
2. Quản lý Tài nguyên tốt hơn
Mặt khác, lợi ích của chuyển đổi số là hợp nhất thông tin và tài nguyên thành một bộ công cụ cho doanh nghiệp. Theo thống kế, trong năm 2020, số lượng ứng dụng trung bình sử dụng trong các doanh nghiệp là khoảng 900, điều này dẫn đến việc cung cấp những trải nghiệm nhất quán là vô cùng khó khăn.
Vì vậy thay vì phần mềm và cơ sở dữ liệu phân tán, chuyển đổi số giúp tập hợp tất cả các nguồn lực của công ty vào một mạng lưới trung tâm hỗ trợ hoạt động kinh doanh thông minh.
Chuyển đổi số – bước đi nhỏ, lợi ích quản lý tài nguyên lớn Chuyển đổi số không phải là một bộ phận hay đơn vị chức năng. Nó bao gồm mọi lĩnh vực của doanh nghiệp và có thể dẫn đến đổi mới quy trình và tính hiệu quả của các đơn vị.
3. Khai thác thông tin chi tiết về khách hàng theo hướng dữ liệu
Dữ liệu là chìa khóa để mở ra thông tin chi tiết về khách hàng. Bằng cách hiểu rõ hơn về khách hàng và nhu cầu của họ, bạn có thể tạo ra một chiến lược kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm hơn nữa.
Sử dụng cả dữ liệu có cấu trúc (thông tin khách hàng cá nhân) và dữ liệu không có cấu trúc, chẳng hạn như chỉ số truyền thông xã hội, những thông tin chi tiết này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
Dữ liệu giúp các chiến lược được triển khai có nội dung phù hợp, được cá nhân hóa và nhanh nhẹn hơn.
4. Mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng
Với sự gia tăng và tiến bộ của công nghệ, khách hàng đã quen với việc có vô số sự lựa chọn, giá cả phải chăng và dịch vụ tốt vì thế kỳ vọng của họ cũng cao ngất ngưởng khi nói đến trải nghiệm của họ. Khách hàng hiện đại mong đợi sự đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không thể cung cấp sự đơn giản mà họ mang lại ? Điều gì xảy ra khi bạn để khách hàng đi từ thủ tục này đến công đoạn khác ? Hoặc điều gì xảy ra khi bạn cung cấp các dịch vụ lỗi thời ? Liệu với từng đó lý do, khách hàng có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Trải nghiệm của khách hàng chính là một chiến trường mới trong kinh doanh.
Theo thống kế, hơn ⅔ số công ty nói rằng họ đang cạnh tranh chủ yếu dựa trên trải nghiệm khách hàng. Do đó, lợi ích của kỹ thuật số trong mục tiêu quan trọng này đó là sử dụng các công nghệ tiên tiến để cải thiện trách nhiệm của khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra điều này và với 92% các nhà lãnh đạo đang chú trọng phát triển các chiến lược chuyển đổi số quy mô lớn, đặc biệt là nâng cao trải nghiệm khách hàng. Cung cấp các công cụ công nghệ số cho khách hàng giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn.
Nó làm cho doanh nghiệp của bạn hấp dẫn hơn đối với khách hàng tiềm năng.
Các doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm lỗi thời, vụng về sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với những doanh nghiệp luôn cập nhật công nghệ hiện đại. Nhận thấy rõ lợi ích của chuyển đổi số mang lại, các doanh nghiệp cần tham gia vào chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng – nếu không sẽ có nguy cơ tụt hậu và kém phát triển.
5. Tăng lợi nhuận
Các công ty đã trải qua quá trình chuyển đổi số đều cho thấy sự cải thiện đáng kể về hiệu quả và lợi nhuận.
Theo báo cáo bởi Trung tâm SAP về Hiểu biết Kinh doanh và Kinh tế học Oxford, 80% các tổ chức đã hoàn thành chuyển đổi số đã tăng lợi nhuận; 85% nói rằng họ đã tăng thị phần của mình; trung bình, các doanh nghiệp chuyển đổi số tăng trưởng doanh thu cao hơn 23% so với các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, theo Forbes, 56% CEO đã báo cáo doanh thu hàng năm tăng trực tiếp nhờ chuyển đổi số thành công. Bằng cách tích hợp cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ mới để cải thiện hoạt động kinh doanh và có được thông tin chi tiết hơn, rộng hơn về dữ liệu, các doanh nghiệp sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng của mình và mở rộng đối tượng tiếp cận trong suốt quá trình.
Qua đó có thể thấy, lợi ích chuyển đổi số là rất lớn đối với doanh nghiệp, nó biến đổi toàn bộ hoạt động kinh doanh và khi được thực hiện đúng cách, nó sẽ cải thiện đáng kể lợi nhuận tổng thể của bạn.
6. Tăng sự nhanh nhẹn
Đại dịch COVID-19 đã mang đến cho giới kinh doanh một bài kiểm tra độ nhanh bất ngờ. Điều này là một cuộc khủng hoảng lớn với nhiều doanh nghiệp – họ không có sẵn các công cụ hoặc quy trình để thích ứng nhanh chóng.
Đối với các doanh nghiệp đã có các công cụ và quy trình công cụ số, họ chuyển sang làm việc từ xa tương đối liền mạch và nhanh chóng, dịch bệnh đã không làm ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh mua bán và làm việc của họ.
Do đó, sự nhanh nhẹn trong vận hành doanh nghiệp là một trong những lợi ích chuyển đổi số quan trọng nhất. Khả năng thích ứng với những thay đổi đang diễn ra hoặc cung cấp các giải pháp cần thiết giúp giải quyết khó khăn là một lợi thế cạnh tranh rất lớn.
7. Cải thiện năng xuất
Một trong những thách thức lớn nhất với chuyển đổi số là việc tích hợp các hệ thống khác nhau vào một quy trình làm việc hợp nhất. Cách thức thu thập và bảo mật dữ liệu phải được đồng bộ hóa, tuy nhiên, bảo mật dữ liệu là một thách thức lớn đối với các tổ chức.
Lợi ích của chuyển đổi số khi này được thể hiện qua việc kết hợp các công cụ công nghệ phù hợp hoạt động cùng nhau có thể hợp lý hóa quy trình làm việc và cải thiện năng suất. Bằng cách tự động hóa nhiều tác vụ thủ công và tích hợp dữ liệu trong tổ chức, nó trao quyền cho từng người để làm việc hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo tính bảo mật.
Chuyển đổi số đang xác định lại cách các công ty đang hoạt động. Từ việc thu thập dữ liệu tốt hơn đến trải nghiệm khách hàng được cải thiện, các doanh nghiệp đang thấy cả tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Từ những lợi ích của chuyển đổi số không thể chối cãi, phong trào này sẽ còn tiếp tục tăng tốc.
Đến năm 2023, IDC dự đoán rằng 53% tất cả các khoản đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông sẽ là chuyển đổi số, điều đó thể hiện qua mức chi tiêu tăng hơn 50% so với năm 2019. Trong tương lai gần, chuyển đổi số trở thành một lĩnh vực đầu tư không thể bỏ qua với mọi doanh nghiệp hiện đại.
Quá trình chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp?
1. Chuẩn bị cho chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp là hoạt động mang tính chiến lược đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế, giai đoạn chuẩn bị rất quan trọng. Không chỉ là chuẩn bị về cơ sở vật chất, phương tiện mà còn là thay đổi tư tưởng con người theo mục tiêu nhất định. Có thể liệt kê ra một số đầu việc quan trọng cần làm tốt trong giai đoạn này:
1. Xác định được mục tiêu chiến lược, tầm nhìn chuyển đổi số. Xây dựng chiến lược chung của doanh nghiệp. Chiến lược ngắn hạn, dài hạn đi kèm mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu phát triển khác như về doanh thu, lợi nhuận…
2. Đánh giá mức độ sẵn sàng của đội ngũ, cùng mục tiêu chuyển đổi của doanh nghiệp. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp rất quan trọng. Dù là chuyển đổi số trong doanh nghiệp để ứng dụng tốt công nghệ vào kinh doanh, nhưng con người vẫn là yếu tố quan trọng. Chuyển đổi về tư duy kinh doanh sẽ quan trọng hơn sử dụng công nghệ không có kiến thức.
3. Xây dựng kịch bản, truyền thông tới toàn thể doanh nghiệp, đặc biệt có sự đào tạo cho phòng ban trực tiếp chuyển đổi và đội ngũ dẫn dắt thực hiện quá trình chuyển đổi.
2. Quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quá trình chuyển đổi số rất dài và cần diễn ra song hành với các chiến lược phát triển khác của doanh nghiệp.
Để đảm bảo phát triển bền vững, đồng bộ doanh nghiệp cần thực hiện theo từng giai đoạn. Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp mà sẽ ứng dụng sao cho phù hợp. Nhìn chung có thể hình đúng lộ trình cần thực hiện chuyển đổi từ “doing digital” sang “being digital”.
3. Chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay, mục tiêu chính là tăng trưởng.
Vì thế quá trình chuyển đối số trong doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời và kết hợp nhuần nhuyễn với mô hình kinh doanh. Mục đích chuyển đổi số là để phát triển kinh doanh đường dài, dù thế nào thì mục tiêu kinh doanh cũng không thể bỏ qua, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Những bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp kết hợp chuyển đổi mô hình kinh doanh giai đoạn đầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
1. Ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động nội bộ mang tính nghiệp vụ như kế toán, tài chính.
2. Ứng dụng công nghệ số để xây dựng hệ thống bán hàng bao gồm kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Nhờ ứng dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của hoạt động kinh doanh này.
3. Ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng nội bộ và bên ngoài đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm.
4. Xây dựng tốt một khung cơ sở dữ liệu chung về hoạt động kinh doanh, kế toán và cung ứng. Đi kèm với đó là đảm bảo chính sách bảo mật dữ liệu công ty.
4. Chuyển đổi số mô hình quản trị
Khi đã có được một mô hình kinh doanh ứng dụng thuần thục công nghệ, mang lại hiệu quả nhất định rồi thì doanh nghiệp cần bước tới giai đoạn tiếp theo trong lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đánh giá lại một lần nữa giai đoạn chuyển đổi số trước, chuẩn bị cho bước quan trọng tiếp.
Chuyển đổi số mô hình quản trị của doanh nghiệp không chỉ là ứng dụng công nghệ, mà nó liên quan nhiều tới con người. Toàn bộ mô hình quản trị bao gồm con người, chính sách, quy trình, dữ liệu thông tin, hoạt động quản lý cần được xem xét để hoàn thiện. Mô hình quản trị đóng vai trò quan trọng bậc nhất, là linh hồn của doanh nghiệp. Chuyển đổi mô hình quản trị cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận và liên tục có sự đánh giá để hoàn thiện.
Các yếu tố cần đảm bảo trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp mô hình quản trị bao gồm: dữ liệu cần được bảo mật tuyệt đối, thông tin được truyền tải đến đúng người đúng lúc không được chậm trễ, vận hành phối hợp giữa các bộ phận phải nhịp nhàng. Cuối cùng vẫn là đảm bảo xử lý tốt khối lượng dữ liệu khổng lồ để hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt.
5. Kết nối kinh doanh và quản trị với công nghệ
Khi đã thực hiện tốt hai quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, quá trình tiếp theo đặt ra nhiều vấn đề yêu cầu đội ngũ quản trị cần giải quyết tốt.
Doanh nghiệp của bạn đã tốt ở quá trình này, nhưng để đi đường dài, thực hiện tốt mục tiêu chiến lược chuyển đổi số bạn cần chuẩn bị nhiều kịch bản. Ở quá trình này, đòi hỏi bộ phận lãnh đạo phải tìm ra giải pháp tập trung, hiệu quả cao đảm bảo an toàn thông tin doanh nghiệp, phòng ngừa các rủi ro liên quan đến an ninh mạng.
Các rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và làm quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp theo và không kém phần quan trọng đến sự sống còn của doanh nghiệp là việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cần ứng dụng tốt công nghệ. Sử dụng công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh chứ không lệ thuộc hay thay đổi vì công nghệ.
Cụ thể như ứng dụng công nghệ thu thập ý kiến khách hàng, phản hồi về sản phẩm, nghiên cứu thị trường, dự đoán xu hướng tương lai từ dữ liệu thu thập được…
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là hoạt động tất yếu ở hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại ở thị trường có nhiều biến đổi thì hãy trang bị tốt cho mình thông tin về hoạt động mang tính chiến lược này.
Tại Abaha, chúng tôi nhận ra rằng việc xây dựng một giải pháp tập trung vào các xu hướng mới nhất đòi hỏi chuyên môn và thời gian. Với các nhà phát triển giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và được chứng nhận, chúng tôi cam kết sẽ mang tới các giải pháp mới để giúp các doanh nghiệp có thể chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số hóa vào trong mô hình sản xuất đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn tại đây!
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn tại đây!
Có thể bạn quan tâm:
>> Dữ liệu hóa - Thế hệ tiếp theo của số hóa trong chuyển đổi số
>> Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bạn nên chuyển đổi số
>> Chuyển đổi số cho chuỗi cửa hàng và chi nhánh bán lẻ
>> Chuyển đổi số giúp thương hiệu thời trang Việt tồn tại giữa đại dịch COVID-19 và tạo ra những đột phá mạnh mẽ.