Các kênh phân phối mà chủ doanh nghiệp nào cũng phải biết
Kênh phân phối là nơi đưa sản phẩm, dịch vụ của bạn tới khách hàng. Có rất nhiều loại hình kênh phân phối nhưng được chia thành 2 kênh lớn đó là: Kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
Dưới đây là tất cả những phân tích chi tiết về mọi kênh phân phối mà chủ doanh nghiệp nào cũng phải nắm vững:
1. Kênh phân phối truyền thống
Là kênh phân phối đã xuất hiện rất lâu trong quá khứ và tồn tại đến bây giờ.
1.1 Kênh phân phối trực tiếp
Đây là kênh phân phối có hai thành phần tham gia duy nhất đó là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thành phẩm sau khi sản xuất sẽ được vận chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không thông qua bất kì khâu trung gian nào.
Ưu điểm:
- Tất cả các hoạt động, vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng đều được doanh nghiệp kiểm soát.
- Doanh nghiệp dễ dàng trao đổi, tiếp nhận phản hồi từ khách hàng.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều chi phí nếu bị cản trở về yếu tố địa lý.
- Khả năng sản phẩm tiếp cận được khách hàng cuối không cao bằng các kênh phân phối khác.
1.2 Kênh phân phối có thành phần trung gian
Trung gian phân phối là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò quảng bá, giới thiệu, truyền thông và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
- Kênh phân phối 1 cấp: Kênh phân phối sử dụng nhà bán lẻ là thành phần trung gian trong kênh phân phối. Sản phẩm dịch vụ sau khi được sản xuất sẽ được phân phối tới các nhà bán lẻ, sau đó các nhà bán lẻ sẽ bán lại cho người tiêu dùng.
- Kênh phân phối 2 cấp: Kênh phân phối 2 cấp sử dụng 2 loại trung gian phân phối khác nhau đó nhà nhà bán sỉ và nhà bán lẻ, sau khi qua 2 khâu trung gian này, sản phẩm, dịch vụ mới được bán cho người tiêu dùng là khách hàng cuối.
- Kênh phân phối 3 cấp: Tương tự như kênh phân phối 2 cấp, tuy nhiên sẽ có một thành phần gọi là cò mồi (agent/broker) sẽ giúp tìm kiếm, quảng bá, thương thảo với các nhà bán sỉ mà chủ doanh nghiệp không cần trực tiếp làm điều này.
Ưu điểm:
- Ít tốn chi phí hơn so với kênh phân phối một cấp.
- Phân phối được khối lượng hàng hóa lớn hơn với quy mô rộng hơn.
Nhược điểm:
- Khó quản lý hơn so với kênh phân phối một cấp.
- Kênh phân phối cấp 3 dễ bị cò mồi bóp méo giá để thu lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
- Phân phối qua nhiều khâu có khả năng hư hỏng và hết hạn dịch vụ và sản phẩm.
2. Kênh phân phối hiện đại
Kênh phân phối hiện đại xuất hiện nhờ sự phát triển của khoa học, công nghệ. Doanh nghiệp có thể áp dụng cả kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối trung gian.
2.1 Xây dựng kênh phân phối qua mạng xã hội
- Bán hàng qua Facebook: Đây là hình thức rất phổ biến hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ lẻ và các nhà bán lẻ đang sử dụng, đồng thời cũng có rất nhiều group CTV, đại lý cho các chủ doanh nghiệp tìm kiếm, và xây dựng kênh phân phối cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, cách này đem lại kết quả chưa thực sự hiệu quả vì chất lượng đại lý chưa thực sự cao.
- Bán hàng qua Zalo: Là mạng xã hội người dùng lớn nhất Việt Nam, giúp bạn dễ dàng tiếp cận dễ dàng với khách hàng.
- Bán hàng qua Instagram: Kênh mạng xã hội hình ảnh lớn nhất hiện nay, việc đưa sản phẩm lên đây cũng dễ dàng tiếp cận với khách hàng nhanh chóng.
2.2 Xây dựng kênh phân phối qua Mobile App
Hiện nay kênh phân phối hiện đại trở nên dần phổ biến, bạn có thể sử dụng một Mobile App, hay 1 Website để phát triển kênh phân phối của mình, nhanh chóng và có sức lan tỏa vô cùng lớn. Bạn muốn xây dựng một Mobile App dành riêng cho doanh nghiệp để phát triển kênh phân phối, tham khảo 3 cách xây dựng một Mobile App tại đây.
Ưu điểm: Chứa mọi ưu điểm và khắc phục mọi nhược điểm của kênh phân phối truyền thống.
Ngoài ra, khi sử dụng Mobile App bạn sẽ:
- Giảm chi phí vận hành và báo giá cho đại lý. Toàn bộ hoạt động bán hàng được tự động trực tuyến trên hệ thống.
- Tiết kiệm thời gian đặt hàng cho đại lý, CTV, đặt hàng mọi lúc mọi nơi.
- Xây dựng kênh phân phối, chăm sóc đại lý qua App dễ dàng, tương tác trực tiếp và tổ chức các sự kiện của thương hiệu.
- Gia tăng doanh số bằng các chương trình khuyến mại, tính năng thông báo đẩy tự động gửi cho các đại lý CTV dễ dàng.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ.
- Chi phí xây dựng ban đầu tương đối cao.
Kênh phân phối là cột sống của doanh nghiệp, phát triển kênh phân phối chính là một trong những việc làm quan trọng mà chủ doanh nghiệp luôn đặt lên hàng đầu. Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc xây và quản lý kênh phân phối, nhận tư vấn tại đây.