Bán hàng đa kênh – xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số!
Bán hàng đa kênh và các kênh bán hàng phổ biến của doanh nghiệp hiện nay sẽ được đề cập trong bài viết, để bạn thấy rõ những lợi thế khi doanh nghiệp có 1 chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả!
1. Bán hàng đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh (Omnichannel) là cách tiếp cận nhiều kênh để bán hàng, tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm tốt hơn, liền mạch cho khách hàng từ nhiều nền tảng khác nhau.
Bán hàng đa kênh tập chung vào việc đem tới trải nghiệm cho khách hàng trên toàn bộ các kênh bán hàng chứ không pahir trải nghiệm riêng lẻ cho các kênh khác nhau
Bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, tăng nhận diện thương hiệu, tăng giá trị của thương hiệu và gia tăng tỷ lệ bán hàng
2. Các hình thức bán hàng đa kênh
Multi-channel:
- Hình thức bán hàng đa kênh trên cả nền tảng online hoặc offline
1. Cửa hàng, gian hàng truyền thống
2. Mạng xã hội: Fanpage Facebook, Group, zalo,…
3. Website: Website bán hàng
4. Các sàn TMĐT
5. Ứng dụng di động: bán hàng qua ứng dụng di động mang thương hiệu riêng
Omnichannel
- Cơ bản giống với Multi – channel nhưng sẽ được quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn
Tất cả thông tin sản phẩm, chương trình đều được thống nhất giữa các kênh, điều này làm tăng trải nghiệm đa kênh cho khách hàng và được áp dụng phổ biến. Hình thức này lấy khách hàng làm trọng tâm, tất cả sản phẩm, dịch vụ đều được phổ biến tại các kênh nên trải nghiệm khách hàng luôn được đồng nhất
3. Các lý do doanh nghiệp nên bán hàng đa kênh
Có 3 lý do tiên quyết mà các doanh nghiệp nhất định phải bán hàng đa kênh trong thời đại số này
1. Nhiều cơ hội hơn:
Nếu như trước đây, muốn kinh doanh thì việc có 1 gian hàng truyền thống là 1 điều bắt buộc thì thời đại bây giờ là không cần thiết
Thời đại 4.0, khách hàng yêu cầu nhiều trải nghiệm trên các kênh bán hàng số hơn, ví dụ như là chỉ cần 1 Website, 1 ứng dụng di động,…
Và, nếu bạn bỏ qua các kênh bán hàng này, chắc chắn bạn khó có thể tồn tại khi các đối thủ cạnh tranh đang dần chiếm thị phần, khách hàng tiềm năng của bạn
2. Sử dụng chi phí ít hơn
Có 1 điều chắc chắn rằng các kênh bán hàng hiện đại ngày nay không tốn chi phí mặt bằng, không tốn quá nhiều chi phí nhân sự.
3. Độ phủ thương hiệu
Hiện nay, người tiêu dùng, khách hàng của bạn sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử rất nhiều, nếu sản phẩm dịch vụ của bạn xuất hiện đâu đó trên thiết bị của họ thì cũng là 1 cách để họ nhớ tới sản phẩm, dịch vụ của bạn
4. 5 kênh bán hàng phổ biến hiện nay
1. Kênh bán hàng truyền thống
- Đây là kênh bán hàng phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Các cửa hàng truyền thống được mở ra để đón khách hàng trực tiếp đến cửa hàng, mua và sử dụng dịch vụ.
- Đây là hình thức quá quen thuộc với mỗi người, tuy nhiên thời đại công nghệ số và ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã khiến kênh này dần mất đi ưu thế.
2. Các nền tảng mạng xã hội
- Các nền tảng mạng xã hội khá phổ biến hiện nay có lượng người dùng vô cùng lớn. ví dụ như Facebook, Zalo
- Hiện nay, các doanh nghiệp đều tận dụng tối đa các tính năng bán hàng, quảng cáo của các mạng xã hội mang lại giúp củng cố thương hiệu, ra đơn.
- Tuy nhiên, 1 điểm hạn chế lớn mà việc bán hàng trên các mạng xã hội đó là phải tuân thủ hoàn toàn “luật chơi” mà các nền tảng này đưa ra. Các thuật toán, quy tắc buộc các doanh nghiệp phải nắm rõ để có 1 chiến dịch bán hàng hiệu quả
3. Website bán hàng
- Một trang web có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp bạn: tên, câu chuyện, gian hàng,…Trang web không chỉ là nơi mà khách hàng tìm đến bạn mà đó còn là “ngôi nhà” của doanh nghiệp
4. Sàn TMĐT
- Ngày nay, hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ đều có 1 gian hàng trên các sàn TMĐT lớn. Ở đây có 1 lượng data khách hàng rất lớn, một nơi các nhà bán lẻ có thể thỏa sức đem sản phẩm, dịch vụ của mình bày bán.
- Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó, data khách hàng lớn nhưng đó lại là dữ liệu của sàn chứ không phải của bạn. Ngoài ra, chi phí chiết khấu cho sàn là khá lớn, rất nhiều doanh nghiệp đã từ bỏ cuộc chơi vì không đủ sức đi theo luật.
5. Ứng dụng di động của doanh nghiệp
- Đây là một kênh cũng không còn mới, các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn dần trở lên ưa chuộng và xây dựng ứng dụng riêng của doanh nghiệp nhiều hơn. Tại kênh này, bạn có thể tự tạo ra “luật chơi” của riêng doanh nghiệp bạn. Không chỉ là 1 kênh mang thương hiệu riêng, tại đây bạn có thể tích hợp rất nhiều tính năng để phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn
- Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã thành công với ứng dụng di động của mình thì không ít doanh nghiệp đã thất bại với kênh bán hàng này. Nguyên nhân chính vẫn là chưa hiểu và tìm ra cách xây dựng ứng dụng di động phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.
Tham khảo thêm 3 cách xây dựng ứng dụng di động cho doanh nghiệp để có lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn
Với kinh nghiệm làm việc cùng hơn 2500 doanh nghiệp, Abaha tự tin đem tới giải pháp nền tảng Mobile App (ứng dụng di động) kinh doanh TMĐT hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin và tư vấn TẠI ĐÂY!