3 Cách xây dựng Mobile App thương hiệu riêng chủ doanh nghiệp cần biết

3 Cách xây dựng Mobile App thương hiệu riêng chủ doanh nghiệp cần biết

Dưới đây là thông tin chi tiết giúp chủ doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những cách thức xây dựng Mobile App mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Từ đó, giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan tốt nhất và đưa ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Cách 1: Sử dụng nhân sự nội bộ (In – house) 

In – house là gì?

Việc triển khai, xây dựng gia công phần mềm, App mobile bằng chính nhân sự nội bộ của công ty, thiết kế theo yêu cầu, định hướng của doanh nghiệp được gọi là in-house.

Lợi ích khi triển khai In-house:

  • Nhân sự của công ty cũng là người sẽ hiểu thấu đáo về công ty nhất, hiểu những mong muốn của lãnh đạo vì được làm việc trực tiếp với các cấp quản lý. Từ đó, dễ dàng hơn trong công việc triển khai – thông điệp được truyền đi dễ dàng, đúng hướng.
  • Mobile App là “tài sản” độc quyền của doanh nghiệp

Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn những hạn chế

  • Chi phí cao: Doanh nghiệp cần chi trả không chỉ 1 mà là rất nhiều khoản phí để “nuôi” một Team Dev (Developer) từ tuyển dụng, đào tạo, lương, thuế, thưởng, cơ sở vật chất (mức lương trung bình của một dev cứng từ 20.000.000 đồng trở lên và một team cơ bản có ít nhất  5 - 10 Dev)…Sau khi kết thúc dự án, cần có phương án sắp xếp cho đội ngũ nhân sự này….tạo ra các gánh nặng cho đơn vị.
  • Tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành sản phẩm, có thể lên đến 1-2 năm thậm chí là 4-5 năm (ví dụ điển hình là The coffee house), không thể đáp ứng nhu cầu.

 

Cách 2: Thuê ngoài (Outsourcing)

Outsourcing là gì?

Là mô hình gia công phần mềm, khi 1 đơn vị không đủ nguồn lực để xây dựng 1 phần mềm sẽ tìm cách THUÊ NGOÀI 1 đơn vị kỹ thuật để phát triển phần mềm theo yêu cầu của doanh nghiệp

Lợi ích của việc thuê Outsourcing

  • Ngay từ định nghĩa đã cho thấy lợi ích của outsourcing là giảm chi phí. Doanh nghiệp cắt giảm cơ cấu nhân sự, tiết kiệm được các chi phí lương, phụ cấp, đào tạo, tuyển dụng…. cùng nhiều chế độ khác cho nhân viên chính thức.
  • Các tính năng đều được phát triển theo yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp.

 

Nhưng, bên cạnh đó việc thuê một bên Outsource cũng có những nhược điểm lớn

  • Khó kiểm soát chất lượng, dịch vụ: rất nhiều doanh nghiệp đã rơi vào trường hợp “mất cả chì lẫn chài” vì Outsourcing. Có rất nhiều outsourcing là startup - chưa có kinh nghiệm dẫn đến kỹ năng chuyên môn không cao, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm giao cho doanh nghiệp.
  • Khách hàng phải tự tiến hành cài đặt và triển khai hạ tầng kỹ thuật, hoặc Phải THUÊ NGOÀI một đơn vị triển khai Hạ Tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tự chịu trách nhiệm và tiến hành quy trình Bảo Mật hệ thống, hoặc thuê ngoài 1 đơn vị Bảo Mật
  • Hơi hướng “đem con bỏ chợ”-Trách nhiệm của cty phần mềm kết thúc khi bàn giao xong phần mềm. Câu hỏi lớn đặt ra cho doanh nghiệp: Nếu sản phẩm “lỗi”, “không thể chạy” hay đơn giản là muốn update thì phải tìm ai? Rồi chi phí phát sinh sẽ là bao nhiêu?

 

Cách 3: SAAS 

SAAS là gì?

Là mô hình phần mềm dịch vụ (Software-As-A-Service) - triển khai với công nghệ điện toán đám mây Cloud Computing, Đơn vị cung cấp phần mềm và dịch vụ đóng gói các Sản Phẩm theo Quy chuẩn nhất định, và triển khai sản phẩm đó cho nhiều khách hàng cùng một lúc, với sự tuỳ biến theo từng khách hàng

Lợi ích SAAS đem lại:

  • Tiết kiệm chi phí: giúp doanh nghiệp tiết kiệm được cả chi phí tiền mặt, thời gian, nhân lực, chi phí chuyển đổi và chi phí cơ hội (rẻ hơn cả Outsourcing)
  • Là dịch vụ thuê bao trọn gói: cung cấp giải pháp và công nghệ vì tất cả tính năng của App đều tuân thủ những Quy chuẩn đã được nghiên cứu chi tiết và cẩn thận
  • Khả năng support và nâng cấp: Công ty phần mềm dịch vụ triển khai toàn bộ quá trình Bảo hành, Cập nhật, Sửa lỗi, Bảo Mật trong toàn bộ thời gian triển khai hợp đồng, khả năng nâng cấp không giới hạn với tốc độ triển khai nhanh.
  • Dễ dàng sử dụng ở mọi lúc mọi nơi vì phần mềm dịch vụ được triển khai, đóng gói trên các nền tảng Web/Mobile.
  • Khả năng tích hợp cực kỳ lớn tích hợp và đồng bộ hoá với các hệ thống của bên thứ 3

Tuy nhiên, chẳng có giải pháp nào là hoàn hảo, SAAS cũng có nhược điểm riêng:

  • Không cung cấp source code (mã nguồn) cho doanh nghiệp.

 

Mong muốn đem tới một giải pháp đột phá chiến lược kinh doanh TMĐT thông qua một Mobile App mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp với chi phí tối ưu nhất, Abaha đã dành ra nhiều năm nghiên cứu sản phẩm và lựa chọn mô hình SAAS. Abaha cũng là công ty mô hình SaaS đầu tiên trở thành thành viên Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam VINASA. Hi vọng với những thu thập thông tin trên, Abaha có thể giúp các chủ doanh nghiệp hiểu rõ và chọn được phương pháp tối ưu nhất để có một chiếc App Mobile cho doanh nghiệp của mình!